Cúng Giao thừa ngoài trời gồm những gì? Cách chuẩn bị lễ cúng Giao thừa ngoài trời

Cập nhật: 28/03/2024

Cúng Giao thừa ngoài trời là lễ cúng rất quan trọng trong ngày cuối năm, tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách chuẩn bị lễ cúng này. Vậy cúng Giao thừa ngoài trời gồm những gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này bạn nhé!

Cúng Giao thừa ngoài trời vào lúc nào?

1.

Trong ngày cuối cùng của năm, bên cạnh mâm cúng Tất niên thì các gia đình thường không quên chuẩn bị cả một mâm cúng Giao thừa để "tống cựu, nghênh tân", tạm biệt năm cũ, chào đón năm mới và thành tâm dâng lên Tổ tiên, thần linh những lễ vật để tỏ lòng tôn kính.

Mặc dù vậy, cúng Giao thừa vào lúc nào thì không phải ai cũng biết. Nhiều người cho rằng đến thời điểm Giao thừa (12 giờ đêm 30 Tết) thì gia đình thắp hương cầu cúng mong muốn những điều tốt lành sẽ đến trong một năm là xong. Nhưng thực tế, theo đúng phong tục thì quan niệm cúng Giao thừa như vậy còn thiếu rất nhiều nghi lễ.

>>> Tham khảo thêm:

Cúng Giao thừa ngoài trời gồm những gì?

Lễ cúng Giao thừa còn gọi là lễ Trừ tịch, mang ý nghĩa trừ tà xua ma, đón nhận những điều tươi sáng và hy vọng. Lễ cúng Giao thừa là một trong những lễ cúng quan trọng nhất trong Tết Nguyên Đán, bao gồm hai lễ là lễ cúng trong nhà và cúng ngoài trời. Theo phong tục của người Việt Nam, lễ cúng Giao thừa thường được cử hành khi kết thúc giờ Hợi ngày 30, sang giờ Tý mở đầu ngày mồng Một Tết, tức là khoảng từ 12h đêm 30 Tết đến 1 giờ sáng ngày mùng 1 Tết.

Bên cạnh đó, theo các chuyên gia văn hóa thì bao giờ cũng phải chuẩn bị lễ cúng Giao thừa ngoài trời trước, khấn Phật và các quan trước, xin trời Phật phù hộ, cầu dân an quốc thái, cầu cho sức khỏe gia đình bình an sau đó mới vào lễ trong nhà. Nếu lễ trong nhà trước là quan niệm không đúng lắm vì cao nhất là trời Phật rồi mới đến ông bà, Tổ tiên nhà mình.

Ngoài ra, về thời điểm tiến hành nghi lễ cúng Giao thừa ngoài trời, thường người ta sẽ bắt đầu đúng giờ Tý tức 12 giờ đêm 30 tháng Chạp, sau đó, trở vào để cúng ông bà Tổ tiên nhà mình. Lễ cúng Giao thừa cần hoàn thành trước 1 giờ ngày mùng 1 Tết. Các gia đình nên có sự chuẩn bị kĩ lưỡng để lễ cúng diễn ra thong thả, đúng nghi thức và cùng hướng đến một năm mới nhiều phúc lộc, bình an.

>>> Tìm hiểu: Nhà chung cư cúng giao thừa ở đâu cho chuẩn, có cần cúng ngoài trời không?

Lễ cúng Giao thừa ngoài trời gồm những gì?

2.

Bên cạnh việc cúng Giao thừa vào lúc nào thì việc cúng Giao thừa ngoài trời gồm những gì cũng là điều mà rất nhiều người chưa biết. Thông thường, để tiến hành cúng Giao thừa ngoài trời, mâm cúng sẽ bao gồm các lễ vật:

  • Hương
  • Đèn/nến
  • Trà
  • Rượu
  • Hoa quả
  • Bánh kẹo
  • Cỗ chay hoặc cỗ mặn
  • 1 cốc gạo
  • 1 cốc muối

Bạn có thể tùy điều kiện của từng gia đình mà sắm sửa. Tuy nhiên, vẫn có những món đồ đã trở thành truyền thống, hầu như gia đình cũng sử dụng như: Cặp bánh chưng, gà lễ (gà lễ phải là gà trống tơ chưa đạp mái), đĩa xôi gấc. Mâm cúng Giao thừa ngoài trời không cần quá cầu kì như mâm cúng Giao thừa trong nhà nhưng vẫn cần phải được chuẩn bị với lòng thành, chế biến sạch sẽ và trình bày gọn gàng.

Lễ cúng Giao thừa ngoài trời gồm những gì?

Hướng dẫn bày mâm cúng Giao thừa ngoài trời

3.

Gia chủ bày gà cúng giao thừa có ngậm bông hồng đỏ ở giữa mâm, đầu gà quay ra phía ngoài đường. Xôi hoặc bánh chưng đặt bên cạnh đĩa gà luộc, sau đó bày biện các lễ vật khác ở xung quanh sao cho hài hòa, cân đối nhất.

Nhang có thể cắm trên cốc gạo, cốc muối hoặc cắm trực tiếp vào đĩa xôi hay bánh chưng.

Vào đúng giờ Tý (12 giờ đêm ngày 30 Tết), các gia đình đặt mâm cúng trước cửa nhà. Nếu gia đình ở chung cư, gia chủ đặt mâm cúng ở ban công hoặc tại sảnh lớn của tòa nhà mình ở.

Theo những quan niệm trong văn hóa người Việt thì cúng Giao thừa ngoài trời nên theo hướng Đông Bắc (hướng Bắc để cúng Thượng Đế, hướng Đông để cúng Thiên Tử là Vua) hoặc hướng chính Nam. Khi thực hiện người khấn phải chú ý là quay mặt về 2 hướng Đông Bắc hoặc chính Nam chứ không phải để con gà hay đĩa xôi quay về hướng  ấy. Sau khi đặt ngay ngắn mâm cúng, gia chủ tiến hành nghi thức cúng tiễn đưa thần cũ, đón thần mới, đọc văn khấn giao thừa, hy vọng về một năm mới an khang, thịnh vượng.

>>> Xem thêm: 

Lưu ý khi cúng Giao thừa ngoài trời

4.

Khi cúng giao thừa ngoài trời, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Mặc dù chuẩn bị mâm cúng là tùy tâm, lễ mọn tâm thành nhưng việc cúng giao thừa có ý nghĩa vô cùng quan trọng, linh thiêng nên gia chủ cần chuẩn bị chu đáo, tươm tất, tránh sơ sài quá mức.
  • Nếu có thể thì khi cúng giao thừa nên đầy đủ các thành viên trong gia đình để thể hiện ước mong một năm mới bình an, sum vầy, sung túc.
  • Khi cúng giao thừa, người trong gia đình không nên nói chuyện to, tránh cãi vã, gây gổ, xích mích, làm đổ vỡ đồ vật.
  • Trong thời điểm cúng giao thừa, người trong gia đình không nên soi gương bởi theo quan niệm xưa soi gương thời điểm này có thể nhìn thấy ma quỷ và gặp xui xẻo...

Nhìn chung, việc chuẩn bị cúng Giao thừa ngoài trời gồm những gì thì câu trả lời khá đơn giản. Tùy vào điều kiện của từng gia đình mà bạn sắm sửa lễ vật sao cho tươm tất nhất, không cần quá câu nệ đắt rẻ nhưng phải chuẩn bị bằng chân tâm hướng Phật, hướng thần linh, phải có lòng thành kính thì mới mong được bình an.

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn giải đáp câu hỏi "mâm cúng Giao thừa ngoài trời gồm những gì?". Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn có được kinh nghiệm quý giá để chuẩn bị cho dịp Tết năm nay.

Nếu có nhu cầu mua đồ gia dụng, điện máy... chính hãng, chất lượng, bạn hãy tham khảo và đặt hàng tại website hoặc liên hệ với chúng tôi theo số hotline bên dưới để được hỗ trợ, tư vấn nhé. VnAsk cam kết Hàng chính hãng, Uy tín lâu năm, Dịch vụ Giao hàng & Bảo hành trên toàn quốc.

Đừng quên thường xuyên truy cập chuyên mục Quà Tết của VnAsk để cập nhật nhiều thông tin hữu ích bạn nhé. Hẹn gặp lại bạn trong những bài viết tiếp theo.