Cây mộc hương là cây gì, có mấy loại? Hình ảnh và tác dụng cây mộc hương

Cây mộc hương là cây gì, có mấy loại? Hình ảnh và tác dụng cây mộc hương

Cây mộc hương là cây gì? Cây mộc hương có tác dụng gì? VnAsk mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để nắm rõ hơn nhé!

Tìm hiểu về cây mộc hương

Cây mộc hương là cây gì?

1.

Cây mộc hương (hay còn được gọi với tên cây quế hoa), có tên khoa học là Osmanthus Fragrans, thuộc họ Tường Vi, cây thân gỗ. Khi trưởng thành, độ cao của chúng có thể dao động trong khoảng 3m - 12m, cây càng lâu năm thì tán lá của nó càng rộng và tỏa mùi hương đặc trưng rất dễ chịu.

Cây mộc hương được phân bố chủ yếu ở khu vực châu Á, đặc biệt là vùng Đông dãy Himalaya trải dài đến Hoa Năm của Trung và Đài. Sau này, sự phát triển của các đường vận chuyển đã giúp chúng xuất hiện nhiều hơn ở khu vực  châu Âu, Bắc Mỹ. Và ở Việt Nam, mộc hương cũng sớm xuất hiện ở Ninh Bình, Kon Tum…

Một cây mộc hương đẹp sẽ có hình dáng là lá nhọn hình bầu, xanh đậm và gân tương đối lớn. Phần mép lá có răng cưa nhỏ, không đáng kể. Hoa của cây mộc hương có màu trắng hoặc vàng nhạt nhỏ xíu, thành chùm ở kẽ cành. Chúng có mùi thơm dịu nhẹ, dù ngửi gần thì cũng không gây ra khó chịu và có khả năng tỏa mùi hương rất lớn. Cây mộc hương có ra quả nhưng ít, thường vào mùa xuân. Khi chín, quả sẽ chuyển màu tím đen hoặc xanh lục, rất nhỏ.

Cây mộc hương có mấy loại?

2.

Ở Việt Nam, cây mộc hương là loại cây rất được yêu thích. Tuy nhiên, loại cây này lại có giá thành tương đối cao, vì thế một số nhà vườn thường sẽ nhập giống cây từ Trung Quốc về với giá thành rẻ hơn. Và nếu bạn muốn biết cây mộc hương có mấy loại thì câu trả lời là 2 loại:

  • Mộc hương ta: Lá của cây có kích thước dày, viền lá có xuất hiện răng cưa, vân lá hiện rõ và nhìn thấy bằng mắt thường. Hoa của cây mọc đều và xum xuê, thân cây có nhiều vết nứt và đốm sẫm, hiện rõ sự cằn cỗi trên thân.
  • Mộc hương tàu: Lá của cây có kích thước mỏng, to và tròn, viền lá không có răng cưa, vân lá ít hiện rõ. Phần hoa của cây mọc không đều và ít sai hoa, thân cây láng mịn, ít xuất hiện các vết nứt, đốm sẫm màu.

Ý nghĩa phong thủy cây mộc hương

3.

Nhắc đến ý nghĩa của cây mộc hương, chắc hẳn sẽ có rất nhiều người nhớ đến câu nói “trà sắc hương mộc”. Chúng thường được dùng để nói về mùi hương đặc trưng của giống cây này đã gắn liền với nét văn hóa dân tộc từ xa xưa. Mộc hương thật mộc mạc, không màu mè, không kiêu kỳ nhưng mùi hương của nó lại khiến cho lòng người dễ lay động, mê mẩn và nhớ mãi không thôi.

Bên cạnh đó, cây mộc hương còn mang ý nghĩa là đại diện cho sự giản dị, thuần khiết nhưng lại bền bỉ, kiên cường vượt qua mọi khó khăn. Đây cũng là một đức tính cao đẹp mà người Việt Nam gìn giữ qua bao đời nay. Vì thế, ta thật dễ hiểu khi nhắc đến cây mộc hương, nhiều người ngay lập tức sẽ nghĩ đến những phẩm chất tốt đẹp của con người.

Hơn nữa, ý nghĩa phong thủy của cây mộc hương cũng được nhiều người quan tâm. Theo các chuyên gia phong thủy, trồng mộc hương trong nhà có thể xua đuổi những điều xấu, kém may mắn, đồng thời chúng sẽ mang đến sự bình yên, tốt đẹp cho mọi người trong gia đình.

Ý nghĩa của cây mộc hương

Cây mộc hương có tác dụng gì?

4.

Cây mộc hương mang lại những công dụng như:

  • Hỗ trợ giảm đau và chống viêm: Chất Tecpen có trong cây mộc hương có thể làm giảm các cơn đau và viêm nhiễm ở cơ thể. Chúng đi sâu vào các vết thương, hoạt động bằng cách ức chế lại các enzym cyclooxygenase.
  • Giúp tăng tháo rỗng dạ dày: Cây mộc hương khá tốt với những người bị thường xuyên bị trào ngược dạ dày. Bên cạnh đó, chất gastrin và somatostatin cũng có thể giúp tình trạng bệnh chuyển biến đáng kể.
  • Hỗ trợ tăng cường khả năng miễn dịch: Mộc hương có thể giúp cơ thể chống lại những virus, vi khuẩn có hại gây bệnh. Điều này có ý nghĩa lớn với những người đang mắc bệnh hen hay viêm phế quản.
  • Giúp tiêu hóa tốt hơn: Khi sử dụng tinh dầu từ cây mộc hương sẽ giúp hệ tiêu hóa có thể hoạt động tốt, trơn tru, nhanh chóng và chống loét hiệu quả. Những người bị dạ dày mãn tính có thể uống nước sắc từ cây mộc hương để hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh lý.
  • Tốt cho hoạt động của hệ tim mạch, nhất là lưu thông máu.
  • Ngoài ra, cây mộc hương còn có thể dùng trong làm đẹp như làm dầu gội, dầu xả, nước hoa…

Cách trồng và chăm sóc cây mộc hương

5.

Cách trồng cây mộc hương

Cây mộc hương là loại cây dễ trồng và không kén đất. Cây có thể được trồng bằng nhiều cách khác nhau như gieo hạt hoặc chiết cành. Tuy nhiên, chiết cành là phương pháp được nhiều người sử dụng bởi nó có thể rút ngắn được thời gian trồng. Nếu bạn lựa chọn phương pháp gieo hạt thì nên mua những loại hạt giống chất lượng để cây trồng được sinh trưởng mạnh mẽ.

Cách trồng cây mộc hương rất đơn giản, đầu tiên bạn cần phải chọn những cành con khỏe mạnh, không bị sâu bệnh. Cây mộc hương là loại cây không kén đất trồng nhưng bạn vẫn nên lựa chọn đất có phần thịt dày, tơi xốp và có khả năng thoát nước tốt. Ngoài ra, đất trồng nên ủ với phân chuồng, xơ dừa hoặc vỏ trấu để có thêm nhiều chất dinh dưỡng.

Tiếp theo, ở khu vực đất có bóng mát, bạn đào 1 hố đất sâu khoảng 15 - 20cm, đặt cành được chiết, đặt ổn định và vun đất chặt để cây không bị ngã. Bạn nhớ tưới nước thường xuyên để cây được phát triển tốt. Sau 1 tháng, bạn có thể đổi chậu hoặc trồng cây ở bất kỳ nơi nào khi cây con bắt đầu xuất hiện rễ.

Cách trồng và chăm sóc cây mộc hương

Cách chăm sóc cây mộc hương

  • Tưới nước: Mộc hương là loại cây ưa nước nên bạn cần phải tưới nước thường xuyên cho cây. 1 ngày bạn nên tưới cây 2 lần vào buổi sáng sớm và chiều tối để cây có thể phát triển tốt nhất. Tuy nhiên, bạn không nên tưới quá nhiều nước trong 1 lần bởi có thể làm cây bị úng nước.
  • Ánh sáng: Bạn nên trồng cây ở nơi có ánh sáng tự nhiên nhưng không quá gắ, ánh nắng trực tiếp từ mặt trời sẽ có thể làm khô và dễ mất nước của cây. Nhiệt độ phát triển tốt nhất của cây nên từ 18 - 25 độ C.
  • Phân bón: Để cây có thể phát triển tốt và ra hoa thường xuyên, bạn nên bón phân định kỳ hằng năm tùy vào tình trạng của cây. Bạn có thể bón các loại phân chứ NPK để cây có thể hấp thụ các chất dinh dưỡng.
  • Phun thuốc trừ sâu: Cây mộc hương rất dễ bị các loại côn trùng xâm nhập và làm hư hại đến cây nên bạn cần phải để ý sâu bệnh của chúng để tiến hành phun thuốc diệt trừ sâu. Tuy nhiên, bạn cũng không nên phun quá nhiều thuốc trừ sâu bởi có thể làm ảnh hưởng đến mùi hương của hoa. Hơn nữa, bạn nhớ để ý và cắt tỉa các cành bị héo hoặc bị khô để cây được sinh trưởng tốt hơn.

Hình ảnh cây mộc hương

6.