Cây hạnh phúc là cây gì, hợp mệnh gì, có tác dụng gì? Cách trồng và chăm sóc cây hạnh phúc
Đã bao giờ bạn nghe tới loài cây mang tên cây hạnh phúc chưa? Thực chất cây hạnh phúc là cây gì? Nó hợp mệnh gì và có tác dụng ra sao? Hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi này bạn nhé.
Cây hạnh phúc là cây gì?
Cây hạnh phúc tên khoa học là Radermachera sinica, thuộc chi Heteropanax là loại cây thân gỗ có thể cao từ 1 đến 3m, tuy nhiên nếu trồng trong nhà thì chiều cao của cây chỉ đươc khống chế từ 1 đến 1,5m. Loại cây này thường mọc hoang và xuất hiện nhiều ở những vùng có khí hậu nhiệt đới tại khu vực châu Á hoặc Trung Quốc.
Cây hạnh phúc có lá hình trái tim vô cùng độc đáo, có thể bởi đặc điểm này mà người ta đã đặt tên nó là cây hạnh phúc. Lá cây mọc thành các cụm, có màu xanh lục. Cũng chính nhờ những đặc điểm độc đáo ở phần lá mà nhiều người đã lựa chọn trồng nó trong nhà hay văn phòng làm việc để trang trí.
>> Xem thêm: Vì sao lá cây có màu xanh lục? Tại sao diệp lục có màu xanh?
Cây hạnh phúc cũng có hoa màu trắng tinh khôi, sau khi đơm hoa cây cũng đậu quả có hình dáng giống hình đậu. Tuy nhiên, nếu được trồng trong nhà thì cây hạnh phúc sẽ hiếm ra hoa hơn, đồng thời lá cây cũng có màu nhạt và tán lá cũng sẽ thưa thớt hơn là trồng ở ngoài tự nhiên.
Cây hạnh phúc có tác dụng gì? Tác dụng của cây hạnh phúc
Cây hạnh phúc có tác dụng gì? Hiện nay cây hạnh phúc thường được trồng nhiều với mục đích làm cây trang trí. Bên cạnh những cây hạnh phúc gốc to thì người ta còn trồng cây hạnh phúc để bàn, cây hạnh phúc mini, cây hạnh phúc bonsai để trên bàn làm việc, phòng ngủ, trong phòng khách...
Việc trồng cây hạnh phúc trong nhà, văn phòng làm việc sẽ giúp cho không gian sống của bạn thêm xanh, tràn đầy sức sống, bên cạnh đó với tên gọi đặc biệt ý nghĩa của mình, loại cây này cũng có thể truyền đến bạn những năng lượng tích cực, nguồn cảm hứng bất tận để tận hưởng cuộc sống ý nghĩa, tốt đẹp hơn.
Ngoài ra, cũng giống với nhiều loại cây cảnh khác, cây hạnh phúc có tán lá xum xuê cũng góp phần cung cấp lượng lớn oxy cho không gian nhà bạn. Loại cây này cũng như một chiếc "máy lọc không khí" có thể hấp thụ những chất độc hại từ máy móc, môi trường, giúp thanh lọc không khí hiệu quả đem tới cho bạn không gian trong lành hơn.
Bên cạnh đó, đúng như tên gọi của mình, loại cây này cũng có tác dụng gia tăng sung túc, giúp gia chủ duy trì những mối quan hệ tốt đẹp, giữ hòa khí trong nhà. Chính vì thế, nó còn được dùng để làm quà tặng cho người thân, bạn bè để thể hiện tình cảm, sự yêu thương...
Ý nghĩa của cây hạnh phúc, cây hạnh phúc có ý nghĩa gì?
Cây hạnh phúc có ý nghĩa gì trong phong thủy? Đây là loại cây được nhiều người lựa chọn để trồng trong gia đình bởi nó mang đến nhiều ý nghĩa may mắn, tốt lành. Theo phong thủy, loại cay này sẽ giúp các thành viên trong gia đình luôn gắn kết, duy trì hạnh phúc, đầm ấm, không bị xung đột, cãi vã.
Bên cạnh đó, loại cây này khi được chọn làm quà tặng cũng mang hàm ý mong muốn người nhận luôn gặp được điều may mắn, có được hạnh phúc. Ngoài ra, cây hạnh phúc còn thể hiện niềm tin, sự kỳ vọng vào một tương lai tươi sáng.
Cây hạnh phúc hợp mệnh gì? Cây hạnh phúc hợp tuổi nào?
Cây hạnh phúc sở hữu tán lá xum xuê, xanh đậm nên rất thích hợp với người mệnh Mộc, mệnh Thủy. Những người mệnh này trồng cây hạnh phúc sẽ giúp tích tụ năng lượng tích cực, giúp cân bằng cuộc sống, khiến tinh thần luôn thoải mái, thư thái, từ đó sẽ mang đến nhiều may mắn hơn.
Thực tế, cây hạnh phúc để bàn có thể hợp với 12 tuổi, vậy nên ai cũng có thể sở hữu loại cây này trong nhà để gia tăng sự sung túc.
Cách trồng và chăm sóc cây hạnh phúc
Giá cây hạnh phúc là bao nhiêu?
Hiện nay, giá bán cây hạnh phúc khá đa dạng. Tùy thuộc vào kích thước cây, thế cây mà sẽ có nhiều mức giá khác nhau, ví dụ như:
- Cây hạnh phúc cao 1.2m chưa bao gồm chậu có giá từ 700.000 đồng
- Cây hạnh phúc cao 1.m chưa bao gồm chậu có giá từ 400.000 đồng
- Cây hạnh phúc để bàn có giá khoảng từ 140.000 đồng
- Cây hạnh phúc gồm chậu sứ có giá từ 950.000 đồng
- Cây hạnh phúc gồm chậu sứ, đĩa lót sứ có giá từ 1 triệu đồng trở lên...
Để mua được cây hạnh phúc ưng ý, bạn có thể tham khảo những con phố, những ngôi chợ nổi tiếng về cây cảnh như Hoàng Hoa Thám, đường hoa ở Vạn Phúc, chợ hoa Tây Tựu, Quảng Bá...
Cách trồng cây hạnh phúc
Đất trồng
Đất trồng cây hạnh phúc phải là đất tơi xốp, màu mỡ, giàu chất dinh dưỡng. Bạn có thể trộn xơ dừa, đất thịt cùng chấu và một số loại phân tổng hợp.
Trồng trên đất
- Nếu trồng cây trên đất vườn, bạn cần đào hố rộng khoảng 3 lần đường kính của bầu cây và sâu bằng chiều cao của bầu cây.
- Sau đó, bạn xé bỏ phần nilon bọc bên ngoài bầu rồi đặt bầu cây xuống đất, lấp đất lại nhưng không nên nén quá chặt.
- Bạn tưới nước đều cho cây để duy trì độ ẩm, sau vài ngày trồng, cây sẽ bén rễ mới và sinh trưởng bình thường.
Trồng trong chậu
- Tùy vào kích thước của chậu mà bạn cho một lớp đất nền bằng khoảng 1/3 chậu.
- Sau đó, bạn cho cây vào và lấp đất lại.
- Tưới nước cho cây để duy trì độ ẩm tuy nhiên không nên tưới quá nhiều, đặc biệt bạn cần chú ý lỗ thoát nước để cây không bị úng nhé.
Chiết cành
Để cây hạnh phúc sinh trưởng nhanh, bạn có thể nhân giống bằng cách chiết cành. Bạn nên chọn cành khỏe mạnh, lá tươi tốt, không sâu bệnh rồi tiến hành khoanh vỏ, đắp bầu. Khi thấy cành ra rễ thì bạn cắt và trồng vào chậu hoặc trồng ra đất.
Cách chăm sóc cây hạnh phúc
Để cây hạnh phúc có thể sinh trưởng và phát triển tốt nhất, bạn cần lưu ý đến các yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng và phòng chống sâu bệnh cho cây. Dưới đây là một số thông tin hữu ích mà bạn cần lưu ý:
- Nước tưới: Tùy thuộc vào môi trường, thời tiết ở khu vực bạn sinh sống mà bạn có thể tưới lượng nước cho cây khác nhau. Tuy nhiên không nên tưới quá nhiều bạn nhé. Nếu trồng trong môi trường văn phòng, điều hòa thì bạn nên tưới đều đặn 1 lần/ tuần. Nếu đất chuyển sang khô thì để thêm 2 - 3 ngày cho đất khô hẳn rồi tưới thêm 1 lần nữa.
- Ánh sáng: Cây hạnh phúc là cây ưa sáng, nhất là ánh sáng lúc trước 8h và sau 17h. Nếu trồng cây trong nhà thì thỉnh thoảng bạn nên cho cây ra ngoài môi trường vào khoảng thời gian này nhé.
- Nhiệt độ: Cây hạnh phúc thích hợp nhất với khoảng nhiệt độ từ 18 đến 25 độ C.
- Phân bón: Bạn có thể bón phân theo chu kỳ phát triển của cây, cứ 3 đến 4 tháng bạn nên bón thúc 1 lần với phân chuồng, đậu phộng, vỏ cà phê... Tới giai đoạn ra hoa, bạn có thể cung cấp thêm một lượng kali nhất định cho cây để cây phát triển tốt nhất.
- Phòng sâu bệnh: Bạn nên quan sát cây để có thể phát hiện ra sâu bệnh và có được cách xử lý kịp thời, tránh làm lây lan sang những cành khác.
Hi vọng rằng qua bài viết này, bạn đã biết được cây hạnh phúc là cây gì, hợp mệnh gì, có tác dụng gì cũng như cách trồng và chăm sóc cây hạnh phúc như thế nào. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
Đừng quên thường xuyên truy cập website để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé.
>> Tham khảo thêm:
- Cây nha đam có tác dụng gì? 15 công dụng của cây nha đam với sức khỏe và làm đẹp
- Cây hương thảo rosemary là cây gì? Có tác dụng gì? Cách trồng cây hương thảo tại nhà
- Cây trầu bà thanh xuân (trầu bà tay phật) là cây gì? Ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc
- Cây trầu bà lá xẻ là cây gì? Ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc cây trầu bà lá xẻ
- Cây ngọc bích là cây gì, hợp tuổi nào, mệnh gì, cách trồng và chăm sóc thế nào?
- Cây mộc hương là cây gì, có mấy loại? Hình ảnh và tác dụng cây mộc hương
Xem thêm
Ý nghĩa hoa tường vi là gì? Hoa tường vi ra hoa tháng mấy?
Ý nghĩa hoa cưới hướng dương là gì? Cách bó hoa cầm tay cô dâu hướng dương đẹp, đơn giản
Hoa ly kép là gì? Ý nghĩa và cách cắm hoa ly kép đẹp
Hoa dã quỳ có ý nghĩa gì? Hình ảnh hoa dã quỳ đẹp nhất
Diệp hạ châu là cây gì? Diệp hạ châu có tác dụng gì?
Hoa hải đường là hoa gì, nở vào mùa nào? Ý nghĩa và cách trồng hoa hải đường trong nhà
Hoa cúc vàng có ý nghĩa gì? Thơ và hình ảnh hoa cúc vàng đẹp
Hoa lay ơn (hoa dơn) có ý nghĩa gì? Cách cắm hoa lay ơn ngày Tết đẹp, tươi lâu
Hoa sữa nở vào mùa nào? Hoa sữa màu gì, mùi gì?