Cây lộc vừng có ý nghĩa gì, gồm mấy loại? Các thế cây lộc vừng đẹp

Cây lộc vừng có ý nghĩa gì, gồm mấy loại? Các thế cây lộc vừng đẹp

Cây lộc vừng là cây gì? Cây lộc vừng có ý nghĩa như thế nào? VnAsk mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để nắm rõ hơn nhé!

Tìm hiểu về cây lộc vừng

Cây lộc vừng là cây gì?

1.

Cây lộc vừng là loại cây cảnh có tên khoa học là Barringtoia acutangula Gaerln thuộc họ Lecythidaceae. Đây là loại cây bản địa của Nam Á, Bắc Úc tại các vùng đất ẩm ven biển. Còn ở Việt Nam, cây lộc vừng phát triển rất tốt và phân bố rộng khắp từ Bắc vào Nam.

Cây lộc vừng là loại thân gỗ, phần thân cây và gốc cây có hình dáng đẹp, chắc khỏe. Phần lá cây có hình mác, hoa màu đỏ đẹp và tỏa hương thơm ngát, vì thế cây lộc vừng luôn là sự lựa chọn hàng đầu để làm cây cảnh. Đặc biệt, cây lộc vừng từng được xếp vào nhóm bộ tứ cây cảnh quý.

Cây lộc vừng có thân gỗ cứng, đường kính thân thuộc dạng lớn. Những cây lộc vừng có tuổi thọ càng cao thì kích thước cây sẽ càng lớn, có thể tạo bóng âm và che nắng tốt. Hoa lộc vừng có màu sắc rực rỡ, nở dài thành từng chùm rủ xuống tạo ra khung cảnh rất đẹp. Vì thế những người chơi cây cảnh rất thích chọn cây lộc vừng bonsai để trang trí nhà cửa.

Cây lộc vừng có mấy loại?

2.

Vì được phân bố khá rộng từ Nam Á đến Bắc Úc nên cây lộc vừng có nhiều loại khác nhau, ví dụ: Cây lộc vừng lá to, cây lộc vừng mangopine, cây lộc vừng trắng, cây lộc vừng lá nhỏ... Và sau đây, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn 3 loại cây lộc vừng chính được nhiều người trồng nhất.

  • Cây lộc vừng chiếc (hay còn gọi rau vừng): Loại cây này được sinh trưởng tại vùng ven biển và hải đảo nên nó có thể chịu hạn và chịu mặn khá tốt. Ở Việt Nam, cây lộc vừng chiếc được phân bố chủ yếu tại các vùng ven biển phía nam và các vùng hay bị ngập lũ.
  • Cây lộc vừng hoa đỏ: Loại cây này được người Pháp mang đến Việt Nam từ những năm chiến tranh. Và nó cũng là cây lộc vừng được yêu thích nhất tại nước ta bởi những bông hoa màu đỏ rực rỡ mang ý nghĩa tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng. Đặc biệt, người dân Việt Nam ta thường hay trồng cây lộc vừng đỏ này trước cửa nhà với mong muốn nghênh đón tài lộc và làm cảnh.
  • Cây lộc vừng hoa trắng: Loại cây này khi nở, những bông hoa của nó đẹp chẳng kém gì cây lộc vừng hoa đỏ. Chúng nở tạo thành từng chùm hoa trắng xen hồng rất đẹp, khiến người nhìn bị cuốn hút mãi không thôi. Vì thế, loại cây này thường được dùng làm cây cảnh tại các công trình và sân vườn.

Các loại cây lộc vừng

Ý nghĩa cây lộc vừng

3.

Cây lộc vừng có điểm gần giống với một số loại cây phong thủy rất được ưa chuộng đó là cây vạn lộc, lý do là bởi cả hai loại cây này đều có chữ lộc trong tên. Trong tiếng Hán, chữ lộc có ý nghĩa là sự may mắn, tiền tài và phúc báu. Vừng là loại hạt nhỏ nhưng mỗi lần thu hoạch sẽ được rất nhiều hạt, vì vậy lộc vừng có hàm nghĩa sự may mắn, phúc báu sẽ đến nhiều và dòi dào mãi không thôi.

Cành lá lộc vừng mọc rất tươi tốt, xum xuê, màu hoa sáng, đẹp tượng trưng cho phúc lộc đủ đầy. Cây lộc vừng có thể sống đến 100 tuổi và trở thành những cây cổ thụ. Và từ đó, người ta gán cho nó những ý nghĩa về sự trường tồn, vững chắc. Khi trồng cây lộc vừng trong nhà có người cao tuổi, nó sẽ mang ngụ ý lời chúc bách niên giai lão.

Còn với những người đang làm ăn kinh doanh trùng với thời điểm hoa lộc vừng nở thì sẽ rất tốt bởi hoa lộc vừng mang điềm lành về sự nở rộ của thành công, danh tiếng và tài lộc. Ngoài ra, cây lộc vừng còn được trồng nhiều ở các đền, chùa, miếu..., với hình dáng cứng cỏi, mạnh mẽ, người ta tin rằng lộc vừng sẽ có khả năng trừ tà, gia tăng dương khí.

Cây lộc vừng hợp tuổi nào?

4.

Để phát huy tốt nhất khả năng của mình, cây lộc vừng hợp với gia chủ mệnh Mộcmệnh Hỏa. Cụ thể, một số gia chủ mệnh Mộc và mệnh Hỏa như: Giáp Thìn 1964, Ất Tỵ 1965, Mậu Ngọ 1978, Canh Thân 1980, Tân Dậu 1981, Bính Dần 1986, Đinh Mão 1987, Giáp Tuất 1994...