Cây nguyệt quế: Hình ảnh, ý nghĩa, tác dụng và cách trồng
Cây nguyệt quế là cây gì? Cây nguyệt quế có tác dụng gì? VnAsk mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để nắm rõ hơn nhé!
Cây nguyệt quế là cây gì?
Cây nguyệt quế (hay còn gọi là cây nguyệt quế Hy Lạp, có tên khoa học là Laurus nobilis) thuộc loại thực vật thân gỗ, có mùi thơm, kích thước khoảng 10 - 18cm. Cây có xuất xứ từ các vùng ven Địa Trung Hải và được trồng tại nhiều nơi trên thế giới. Đây là loại cây có tuổi thọ cao, được biết đến rộng rãi như một biểu tượng của chiến thắng khi được dùng để làm vòng nguyệt quế - một phần thường không thể thiếu trong các cuộc thi Olympic và Pythia của Hy Lạp cổ đại.
Ý nghĩa cây nguyệt quế
Có khá nhiều người trồng cây nguyệt quế với mong muốn mang lại thành công trên con đường sự nghiệp, công danh và tiền tài cho gia chủ. Đồng thời, cây còn có khả năng xua đuổi tà khí, ma quỷ và những điều xui xẻo trong cuộc sống, mang lại may mắn cho gia đình.
Ngoài ra, cây hoa nguyệt quế còn có mùi thơm, giúp tinh thần của mọi người luôn thoải mái, thư giãn, giúp giải tỏa phiền muộn trong cuộc sống. Đặc biệt, trồng cây nguyệt quế trong nhà còn là cách để cầu bình an, cầu đỗ đạt thành tài cho con cháu trong nhà.
Cây nguyệt quế có tác dụng gì?
Cây nguyệt quế đẹp, có cành lá tươi tốt nên được rất nhiều người yêu thích lựa chọn làm cây cảnh và cây bonsai, nhất là những loại cây lá nhỏ và lá nhỏ thân xoắn. Những người chơi cây cảnh lâu năm luôn dành cho cây nguyệt quế một vị trí đặc biệt trong vườn cảnh của mình. Có những cây nguyệt quế cổ thụ hay cây nguyệt quế rừng nhiều tuổi có giá trị rất cao bởi những cây nguyệt quế bonsai đẹp không chỉ là tác phẩm trang trí đẹp mà còn mang ý nghĩa nghệ thuật khiến nhiều người quý trọng. Bên cạnh đó, cây nguyệt quế leo và để bàn cũng được dùng để làm cảnh khá nhiều.
Ngày nay, trong một số giải đấu, người ta vẫn dùng lá và cành của cây nguyệt quế để bện thành vòng hoa trao cho người thắng cuộc. Ngoài ra, cây nguyệt quế còn có những tác dụng dược liệu rất tốt. Phần lá nguyệt quế khô đem đốt có thể giúp người ngửi an thần, giảm stress và ngủ ngon hơn.
Tuy nhiên, người dùng cũng cần lưu ý trong quá trình sử dụng cây nguyệt quế. Điển hình là những người bị dị ứng với nguyệt quế và phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ đều nên tránh sử dụng các sản phẩm từ cây. Việc lạm dụng lá nguyệt quế cũng có thể gây hại cho các cơ quan tiêu hóa và hô hấp.
Cách trồng và chăm sóc cây nguyệt quế
Cách trồng cây nguyệt quế
Có 4 cách trồng cây nguyệt quế phổ biến đó là: Gieo hạt, chiết cành, ghép mắt và giâm cành. Tuy nhiên, cách được sử dụng nhiều nhất chính là ghép mắt. Cách làm như sau:
Đầu tiên, bạn chọn cây mẹ khỏe mạnh, không bị sâu bệnh và chọn cành bánh tẻ, không quá già và đã ra hoa được 1 hoặc 2 lần. Gốc ghép cây phải mọc thẳng, không bị dị dạng và sâu bệnh, đặc biệt là không được để mắt ghép bị bẩn và bầm dập.
Nhiệt độ lý tưởng để cây nguyệt quế sống và ổn định là khoảng 23 - 39oC. Nếu để nhiệt độ quá thấp bé hơn 0oC, cây sẽ khó sinh trưởng và nhanh chết.
Bên cạnh đó, đất cũng chính là thành phần chính để quyết định sự sống còn của cây, bạn nên lựa chọn loại đất thoát nước tốt và màu mỡ, có độ pH dao động từ 5 - 7. Loại đất trồng theo công thức: Đất phù sa, xơ dừa, mùn trấu, phân chuồng theo công thức 2:1:1:1.
Cách chăm sóc cây nguyệt quế
Sau một thời gian, bạn quan sát nếu thấy cây kém tươi hoặc nhiều rễ con mọc trồi lên mặt đất thì đây chính là dấu hiệu đất cằn cỗi, hết chất dinh dưỡng cho cây. Lúc này, bạn nên thay đất hoặc đổi chậu bằng cách bỏ đi 1/3 lượng đất cũ và thêm vào đất mới cho cây.
Để cây phát triển tốt, bạn cần bón phân cho cây theo chu kỳ 2 tháng 1 lần, lượng bón phù hợp với từng loại cây lớn, nhỏ. Tuy nhiên, bạn vẫn phải đảm bảo loại phân có chứa Kali trong thời kỳ phát triển của cây để trở nên cứng cáp hơn. Khi bón, bạn cần phải tưới nước để làm giảm nhiệt, nên ngâm phân tan trong nước rồi tưới vào gốc cây.
Ngoài ra, để cây ra hoa liên tục và nhiều hoa thì bạn phải tưới nước thường xuyên cho cây. Cây nguyệt quế là loại ưa thích môi trường có độ ẩm cao nên bạn phải đảm bảo đủ nước cho cây. Cây rất thích ánh sáng nhẹ, cường độ ánh sáng không quá cao, phù hợp nhất là vào buổi sáng hay chiều tối nên khi bạn trồng trong nhà thì nên mang ra phơi nắng để cây có thể hấp thụ được ánh mặt trời tốt nhất.
Khi cây đã trưởng thành, bạn nên cắt tỉa cho cây 1 tháng 1 lần vào mùa mưa và 2 tháng 1 lần vào mùa khô để cây luôn gọn gàng và có hình dáng đẹp nhất. Đặc biệt, cây rất dễ bị các loại côn trùng tấn công nên bạn hãy để ý chữa bệnh cho cây nữa nhé.
Hình ảnh cây nguyệt quế
>> Tham khảo thêm:
- Cây trầu bà lá xẻ là cây gì? Ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc cây trầu bà lá xẻ
- Cây hạnh phúc là cây gì, hợp mệnh gì, có tác dụng gì? Cách trồng và chăm sóc cây hạnh phúc
- Cây thường xuân là cây gì? Ý nghĩa và cách chăm sóc cây thường xuân
- Cây mộc hương là cây gì, có mấy loại? Hình ảnh và tác dụng cây mộc hương
- Cây mùi già là cây gì? Tắm nước lá mùi già cuối năm có tác dụng gì?
Trên đây là một số thông tin về cây nguyệt quế mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi! Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi!
Đừng quên truy cập website để tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé!
Xem thêm
Ý nghĩa hoa tường vi là gì? Hoa tường vi ra hoa tháng mấy?
Ý nghĩa hoa cưới hướng dương là gì? Cách bó hoa cầm tay cô dâu hướng dương đẹp, đơn giản
Hoa ly kép là gì? Ý nghĩa và cách cắm hoa ly kép đẹp
Hoa dã quỳ có ý nghĩa gì? Hình ảnh hoa dã quỳ đẹp nhất
Diệp hạ châu là cây gì? Diệp hạ châu có tác dụng gì?
Hoa hải đường là hoa gì, nở vào mùa nào? Ý nghĩa và cách trồng hoa hải đường trong nhà
Hoa cúc vàng có ý nghĩa gì? Thơ và hình ảnh hoa cúc vàng đẹp
Hoa lay ơn (hoa dơn) có ý nghĩa gì? Cách cắm hoa lay ơn ngày Tết đẹp, tươi lâu
Hoa sữa nở vào mùa nào? Hoa sữa màu gì, mùi gì?