Cây vạn niên thanh có độc không, hợp mệnh gì? Cách trồng cây vạn niên thanh

Cập nhật: 28/03/2024

Thông tin cây vạn niên thanh có độc khiến không ít người yêu cây cảnh lo lắng khi trồng loại cây này trong nhà. Vậy thực chất cây vạn niên thanh có độc không? Cùng theo dõi bài viết này của để có được lời giải đáp, đồng thời hiểu hơn về loại cây này bạn nhé.

Cây vạn niên thanh có độc không?

1.

Cây vạn niên thanh có độc không? Cây vạn niên thanh có nên trồng trong nhà không? Đây là câu hỏi được khá nhiều người đặt ra.

Theo thông tin từ Giám đốc Trung tâm Giáo dục & Truyền thông Môi trường - ông Nguyên Cương thì bản thân cây vạn niên thanh có chứa một số chất gây hại. Độc tính của vạn niên thanh chính là hợp chất calcium oxalate và thường được phân bổ trên lá cây. Nếu không may ăn phải lá của loại cây này thì có thể gặp phải các triệu chứng dị ứng, cứng miệng, nghẹn họng, khó thở, bỏng rát niêm mạc miệng.

Mặc dù có chứa độc tố thế nhưng nếu không may nuốt hoặc dính mủ cây vạn niên thanh thì cũng chỉ gặp những triệu chứng như trên chứ không gây chết người như lời đồn thổi.

Cũng chính vì những lời đồn thổi và bản chất có chứa độc tính nên hiện nay, vạn niên thanh đã không còn được ưa chuộng như trước đây. Nếu có trồng vạn niên thanh trong nhà hoặc văn phòng, gia chủ cần hết sức cẩn thận và không để trẻ em tiếp xúc với cây để đảm bảo an toàn.

Cây vạn niên thanh

Cây vạn niên thanh hợp mệnh gì, tuổi gì?

2.

Trong phong thủy, cây vạn niên thanh phù hợp với những người mệnh Thủy hoặc mệnh Kim. Khi trồng cây vạn niên thanh trong nhà hay trong phòng làm việc, người mệnh Thủy, mệnh Kim sẽ có thể thu hút được nhiều tài lộc, giúp vượng khí cho bản thân, đồng thời giúp cho công việc và cuộc sống suôn sẻ, thuận lợi hơn.

Khi đã biết được cây vạn niên thanh hợp mệnh gì thì bạn có thể dễ dàng biết được nó hợp với người tuổi nào. Cụ thể những tuổi hợp với loại cây này là:

Những người mệnh Thủy hợp với cây vạn niên thanh gồm:

Những người mệnh Kim hợp với cây vạn niên thanh gồm:

  • Nhâm Thân: 1932, 1992
  • Ất Mùi: 1955, 2015
  • Giáp Tý: 1984, 1924
  • Quý Dậu: 1933, 1993
  • Nhâm Dần: 1962, 2022
  • Ất Sửu: 1985, 1925
  • Canh Thìn: 1940, 2000
  • Quý Mão: 1963, 2023
  • Tân Tỵ: 1941, 2001
  • Canh Tuất: 1970, 2030
  • Giáp Ngọ: 1954, 2014
  • Tân Hợi: 1971, 2031

Cây vạn niên thanh

Cây vạn niên thanh thủy sinh

Cách trồng và chăm sóc cây vạn niên thanh

3.

Vạn niên thanh thường được nhân giống bằng cách giâm cành, bạn cần chọn cành ở cây khỏe mạnh, không sâu bệnh rồi cắt 1 đoạn khoảng 12 - 15cm, sau đó cắm xuống nền cát ẩm. Sau khoảng 4 tuần thì cành vạn niên thanh sẽ ra rễ, đâm chồi. Lúc này, bạn có thể đưa cành vạn niên thanh vào chậu hoặc ra vị trí mà bạn muốn trồng.

Khi trồng cây vạn niên thanh, bạn cần cho đất cao hơn bầu cây 1 - 2cm và đất trong chậu phải thấp hơn miệng chậu 3 - 5cm. Ngay sau khi trồng xong, bạn cần tưới nước cho cây. Tuy nhiên với những cây nhiều nhựa hoặc bị cắt bớt rễ thì bạn cần để 1 - 2 ngày cho vết cắt khô lại mới tưới nước.

Vào mùa nắng nóng, bạn nên tưới cho cây 2 lần/ngày, tưới với lượng vừa phải, không nên tưới nhiều. Trong quá trình sinh trưởng, bạn có thể bón phân cho cây 1 lần/tháng để cung cấp đủ dưỡng chất. Ngoài ra, thỉnh thoảng bạn nên xới đất để tạo độ tơi xốp. Trong vòng 2 năm, bạn cần đảo chậu một lần và có thể thay đất mới cho cây, đồng thời cắt bớt những thân trụi lá để thúc đẩy quá trình lên chồi non.

Vạn niên thanh là cây ưa sáng nên nếu trồng trong nhà, bạn nên cho cây ra ngoài 2 - 3 lần để cây có thời gian quang hợp.

Cây vạn niên thanh

Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đã biết cây vạn niên thanh có độc không, hợp mệnh gì cũng như cách trồng cây vạn niên thanh chuẩn nhất. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

>>> Xem thêm: