Diệp hạ châu là cây gì? Diệp hạ châu có tác dụng gì?

Diệp hạ châu là cây gì? Diệp hạ châu có tác dụng gì?

Diệp hạ châu là cây gì? Diệp hạ châu có tác dụng gì? Để trả lời cho thắc mắc này, mời bạn tham khảo ngay bài viết dưới đây của chúng tôi!

Tìm hiểu diệp hạ châu là cây gì

Diệp hạ châu là cây gì?

1.

Diệp hạ châu (hay còn gọi là cây chó đẻ, chó đẻ răng cưa, cau trời, tên khoa học là Phyllanthus urinaria) là thực vật thân thảo, có chiều cao khoảng 80cm, mọc thẳng đứng. Loại cây này có vị đắng, thân cây màu hồng khá nhẵn, phần gốc chia thành nhiều nhánh, lá mọc thành 2 dãy so le nhau, có hình trứng, phiến là mỏng. Cây diệp hạ châu có hoa, hoa cái thường mọc đơn độc dưới cành, còn hoa đực sẽ mọc ở nách gần với phần ngọn. Quả nang, hình cầu, hơi dẹt và mọc rũ xuống ở dưới lá. Đặc biệt, quả có khía mờ và có gai, bên trong chứa hạt hình 3 cạnh. Chính vì phần quả nằm ở dưới lá nên loại cây này được gọi là diệp hạ châu (diệp = lá, hạ = dưới, châu = quả).

Cây chó đẻ được phân bố chủ yếu ở các khu vực có khí hậu nhiệt đới như Nhật Bản, Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan… Diệp hạ châu thường mọc ở ven đường, cánh đồng khô, vùng đất bỏ hoang.

Tác dụng của cây diệp hạ châu

2.
  • Hỗ trợ hạ đường huyết: Theo các chuyên gia, phần thân trên của cây diệp hạ châu có thể hỗ trợ cơ thể hạn chế lượng đường hấp thụ và cải thiện lưu trữ glucose. Điều này có lợi cho việc duy trì lượng đường trong máu.
  • Cải thiện sức khỏe gan: Theo một số nghiên cứu, diệp hạ châu có thể giúp hỗ trợ điều trị bệnh gan nhiễm mỡ và xơ vữa động mạch. Đây đều là hai bệnh lý gây kháng insulin. Trong đó, nghiên cứu cho thấy cây chó đẻ này có thể giúp làm giảm sự kháng insulin và làm giảm lượng axit béo trong gan.
  • Hỗ trợ kháng khuẩn: Chiết xuất diệp hạ châu có khả năng kháng khuẩn chống lại H.pylori. Loại vi khuẩn H.pylori này thường có trong đường tiêu hóa và chúng vô hại. Tuy nhiên, trong một số trường hợp có số lượng vi khuẩn này khổng lồ thì chúng có thể làm loét dạ dày, gây đau bụng, buồn nôn. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra diệp hạ châu không gây tổn hại đến bất kỳ khuẩn lợi nào có trong cơ thể con người.
  • Hỗ trợ ngăn ngừa lở loét: Theo một nghiên cứu trên động vật cho thấy chiết xuất diệp hạ châu có khả năng ngăn ngừa lở loét hiệu quả. Các chuyên gia cho rằng, loại thảo dược này có thể hỗ trợ bảo vệ dạ dày bằng cách giảm lượng axit tiết ra. Hơn nữa, nó còn giúp chống viêm mạnh mẽ, từ đó ngăn ngừa tình trạng loét dạ dày.
  • Chống oxy hóa: Theo một số nghiên cứu, một mẫu chất chiết xuất từ lá diệp hạ châu cho thấy loại cây này có tính năng chống oxy hóa mạnh mẽ. Chất oxy hóa trong cây chó đẻ có thể vô hiệu hóa các gốc tự do gây tổn thương tế bào và bệnh tật trong cơ thể.
  • Hỗ trợ chống ung thư: Diệp hạ châu có thể giúp hỗ trợ ngăn ngừa một số bệnh ung thư như ung thư phổi, ung thư vú di căn. Theo một số nghiên cứu cho thấy các hoạt chất polyphenol trong thảo dược có tác dụng hỗ trợ ngăn chặn sự xâm nhập, di chuyển và bám dính của các tế bào ung thư. Bên cạnh đó, một nghiên cứu khác về các loại ung thư đại trực tràng và ung thư gan cho thấy diệp hạ châu có thể làm chậm sự phát triển của các tế bào ung thư, hỗ trợ tiêu diệt những tế bào đột biến này.

Tác dụng của cây diệp hạ châu

Một số lưu ý khi dùng diệp hạ châu

3.

Khi sử dụng diệp hạ châu, bạn cần lưu ý một số điều như sau:

  • Nên tìm hiểu mua diệp hạ châu từ những địa chỉ đáng tin cậy.
  • Trước khi mua diệp hạ châu, nên đọc phản hồi, nhận xét của các khách hàng.
  • Nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng diệp hạ châu. Diệp hạ châu thường được dùng ở dạng viên nang, trà hoặc chiết xuất, do đó, ở những dạng này các chuyên gia không có bất kỳ khuyến cáo nào về liều dùng.
  • Không dùng diệp hạ châu cho trẻ em, phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú.

Lưu ý khi dùng cây diệp hạ châu

Mong rằng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên đây đã giúp bạn biết được diệp hạ châu là cây gì và cây diệp hạ châu có tác dụng gì rồi. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi!

Đừng quên truy cập website để tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé!

>> Tham khảo thêm: