Cây kim ngân hợp mệnh gì? Ý nghĩa & Tác dụng của cây kim ngân theo phong thủy
Với ý nghĩa mang lại tài lộc và sự sung túc trong phong thủy, cây kim ngân được rất nhiều người yêu thích. Để biết những thông tin về cây kim ngân, đặc biệt là cây kim ngân hợp mệnh gì, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Cây kim ngân có đặc điểm gì?
Cây kim ngân là một loại cây cảnh có nguồn gốc từ châu Mỹ, vùng Trung hoặc Nam Mỹ, Mexico. Tên gọi khác của nó là cây thắt bím vì có hình dáng tương tự như bím tóc được thắt lại. Loại cây này chủ yếu sinh trưởng trong khu vực đầm lầy.
Thân cây kim ngân có độ dẻo dai, bền chắc, chiều cao có thể lên tới 6m. Lá cây kim ngân xòe tán rộng như bàn tay, quanh năm xanh tốt.
Hoa kim ngân màu kem, gồm những cánh to, nở về đêm và có hương thơm dịu nhẹ. Hoa cây kim ngân trong tự nhiên thường nở từ khoảng tháng 4-11 hàng năm, tuy nhiên với các giống cây kim ngân chủ yếu để làm cảnh như ngày nay thì sẽ hiếm thấy hoa nở hơn.
Quả của cây kim ngân hình trứng, đường kính cỡ nửa gang tay, khi chín sẽ có màu vàng nâu, khi quả khô nứt rụng ra có khoảng 10-20 hạt.
Ý nghĩa cây kim ngân
Với vẻ đẹp nhẹ nhàng, giản dị không cầu kỳ, cây kim ngân được xem là một trong số các loại cây đem lại nhiều may mắn, tài lộc cho những người chơi cây.
Trong tiếng Hán, kim tức là vàng, là hiện kim, là tiền. Ngân tức là ngân lượng, cũng là chỉ tiền của. Hai chữ kim và ngân đi cạnh nhau cùng bổ sung ý nghĩa, ngụ ý tiền của lúc nào cũng nhiều, dồi dào không mất đi mà chỉ tăng lên vì được thần tài cất giữ, trông coi.
Trong phong thủy, cây kim ngân mang một ý nghĩa đặc biệt. Cây kim ngân có 5 lá, mang tính chất tượng trưng cho đủ 5 yếu tố trong ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Chính vì thế, nó giúp duy trì sự cân bằng, ổn định, hài hòa cho một không gian mà không phải loại cây nào cũng có. Theo các chuyên gia phong thủy, cây kim ngân giúp cân bằng các nguồn năng lượng, hòa hợp mọi yếu tố, mang lại tiền tài, thịnh vượng, hạnh phúc, may mắn cho gia chủ. Ngoài ra, cây kim ngân cũng là biểu tượng của sự uy quyền, bất khuất, kiên cường.
Đặc điểm này đã khiến cho cây kim ngân luôn là một lựa chọn sáng giá cho việc thu hút tài lộc bằng cách đặt ở trong nhà, hay văn phòng, dù là ở nơi làm việc hay chỗ sinh sống.
Ngoài ra, ý nghĩa của cây kim ngân còn phụ thuộc vào số lượng cây được trồng trong cùng một chậu.
- Nếu một chậu trồng 5 cây kim ngân thì được xem là Ngũ Phúc (Phúc, Lộc, Thọ, An, Khang). Thường các gia đình với nhiều thành viên cùng ở chung, hoặc nếu bạn đang muốn gửi một món quà cho những người luôn hướng về gia đình thì chậu 5 cây kim ngân sẽ là một gợi ý tuyệt vời.
- Nếu cùng trồng 3 cây kim ngân trong một chậu thì có thể mang 2 ý nghĩa, một là tượng trưng cho Phúc - Lộc - Thọ, hai là tượng trưng cho thiên thời - địa lợi - nhân hòa. Các doanh nhân, chủ doanh nghiệp có thể đặt cây kim ngân tại nơi làm việc để luôn ghi nhớ về các yếu tố giúp thành công trong cả kinh doanh và cuộc sống.
- Nếu chậu trồng 1 cây kim ngân sẽ tạo ra dáng gọi là “Trụ Thiên”, tức là chọc trời, mang ý nghĩa kiên cường, bất khuất. Những cá nhân mang trong mình ý chí lớn lao, khát vọng cao cả thì có thể trồng một cây kim ngân như lời nhắc nhở cho tinh thần luôn phấn đấu hết mình vì sự nghiệp, tương lai rạng rỡ.
Tác dụng của cây kim ngân
Cây kim ngân vừa có tác dụng thẩm mỹ dùng để trang trí cho không gian, vừa có tác dụng phong thủy mạnh mẽ và còn đem lại lợi ích cho sức khỏe. Cây kim ngân có thể lọc không khí rất tốt, giúp làm mát không gian trong nhà, điều hòa không khí trong lành hơn, ngoài ra còn có thể đuổi bớt côn trùng đặc biệt là muỗi.
Cây kim ngân được chọn làm vật trang trí ở văn phòng, nhà ở, đặc biệt những người làm kinh doanh rất ưa chuộng loại cây này. Trong phong thủy, cây kim ngân hạn chế các vận xui rủi liên quan đến tiền bạc, ngăn chặn đồng tiền đi ra, cân bằng ngũ hành tương sinh cho không gian công ty hoặc nhà ở, từ đó thu hút năng lượng tích cực, đem lại những thuận lợi trong công việc và cuộc sống.
Cây kim ngân hợp mệnh gì?
Các nhà nghiên cứu phong thủy xếp cây kim ngân vào hành Mộc vì kim ngân là loại cây thân gỗ với màu lá xanh quanh năm.
Theo quy luật ngũ hành, Mộc sinh Hỏa, vì vậy cây kim ngân sẽ hợp mệnh Hỏa và cả mệnh Mộc. Tuy vậy, theo như phân tích ở trên, cây kim ngân tượng trưng cho sự cân bằng, hài hòa với đủ 5 yếu tố ngũ hành nên được đánh giá là cây có phong thủy tốt. Vì thế, hầu hết mọi người ở đủ các mệnh đều có thể phù hợp với cây kim ngân nếu biết cách phối hợp màu sắc theo mệnh, cân bằng âm dương ngũ hành.
Một số hình ảnh cây kim ngân phong thủy đẹp
Cây kim ngân để bàn
Cây kim ngân thủy sinh
Cây kim ngân gốc to
Chăm sóc cây kim ngân như thế nào cho tốt?
Theo kinh nghiệm của những người chuyên trồng và chơi cây kim ngân, trung bình việc tưới nước cho cây được thực hiện khoảng 1 tuần/một lần tưới. Lưu ý, trong một lần tưới, bạn nên tưới nhiều nước và tưới đều trên bề mặt chậu, để ráo hết nước thì đặt lên bàn làm việc hoặc đưa vào trong phòng. Thỉnh thoảng nên đưa cây ra nắng khoảng 10 ngày/1 lần để cây phát triển khỏe mạnh hơn.
Giá cây kim ngân
Thông thường, cây kim ngân có giá từ 150.000 - 700.000 đồng tùy vào kích cỡ và số lượng cây được trồng trong một chậu. Ngoài ra còn phụ thuộc vào hình thức của chậu, thế cây và độ tuổi của cây.
Chúc các bạn có thêm những thông tin thú vị về cây kim ngân, biết được ý nghĩa của cây kim ngân, cây kim ngân hợp mệnh gì, kinh nghiệm chăm sóc cây kim ngân như thế nào, từ đó có thêm một thú chơi cây cảnh để cuộc sống thêm phần phong phú, nhiều màu sắc.
Ghé thăm thường xuyên để được chia sẻ nhiều bài viết hữu ích cũng như đặt mua các sản phẩm đồng hồ, đồ gia dụng, điện máy - điện lạnh, thiết bị số, y tế - sức khỏe... chất lượng, giá tốt bạn nhé!
>>> Tham khảo:
- Cây lưỡi hổ có độc không? Cây lưỡi hổ có tác dụng gì cho sức khỏe và phong thủy?
- Cây kim tiền có độc không? Ý nghĩa cây kim tiền với sức khỏe và phong thủy
- Các loại cây phong thủy trồng trong nhà, để bàn làm việc hợp mệnh, hợp tuổi
- Cây hạnh phúc là cây gì, hợp mệnh gì, có tác dụng gì? Cách trồng và chăm sóc cây hạnh phúc
Xem thêm
Hoa hồng đen có thật không? Nguồn gốc và ý nghĩa của hoa hồng đen
Cách gieo hạt giống mồng tơi đơn giản tại nhà
Cây nguyệt quế: Hình ảnh, ý nghĩa, tác dụng và cách trồng
Hoa ưu đàm là gì, có thật không? Hoa ưu đàm nở có ý nghĩa gì?
Cây hạnh phúc là cây gì, hợp mệnh gì, có tác dụng gì? Cách trồng và chăm sóc cây hạnh phúc
Sen đá phật bà: Các loại, ý nghĩa, cách trồng, chăm sóc và nhân giống
Cây trầu bà đế vương có những loại nào? Ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc trầu bà đế vương
Các mẫu hoa cưới cầm tay cô dâu đơn giản, đẹp nhất 2024
Ý nghĩa của hoa thanh liễu, giá, nguồn gốc, cách trồng và chăm sóc