Bà bầu ăn ốc được không? Có nên cho bà bầu ăn ốc hay không?
Theo kinh nghiệm dân gian thì bà bầu không nên ăn ốc bởi bởi ăn ốc sẽ khiến trẻ sinh ra hay chảy bị chảy nước dãi. Nhưng sự thật liệu có đúng như những gì dân gian vẫn lưu truyền không? Câu trả lời cho câu hỏi bà bầu ăn ốc được không sẽ có trong bài viết dưới đây.
Bà bầu ăn ốc được không?
Bà bầu ăn ốc được không là câu hỏi mà rất nhiều chị em băn khoăn bởi theo kinh nghiệm của ông bà ta thì khi mang thai, phụ nữ không nên ăn ốc. Nếu ăn ốc trong thời kỳ mang thai có thể khiến trẻ nhỏ sinh ra hay bị chảy dớt dãi hoặc bị chậm nói... Cũng có người cho rằng ăn ốc có thể gây nóng trong cho bà bầu bởi khi ăn món này thường phải kèm các loại nước mắm chấm ốc có ớt, gừng, sả và các loại dưa góp, sung khế muối... Chúng đều là những loại thực phẩm có tính nóng, không tốt cho sức khỏe của phụ nữ đang mang thai và cả thai nhi.
Tuy nhiên, trên thực tế, theo các bác sĩ dinh dưỡng thì những quan niệm này là không có cơ sở do chưa có một nghiên cứu hay thống kê chính thống nào khẳng định tác hại của loại thực phẩm này. Ngược lại, theo nhiều chuyên gia dinh dưỡng, ốc là một trong những loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe.
Từ tháng thứ ba sau khi mang thai, nhu cầu dinh dưỡng của phụ nữ sẽ ngày càng tăng cho đến tận khi sinh con. Vì vậy, việc bổ sung dinh dưỡng từ đa dạng, phong phú các nguồn thực phẩm sẽ giúp đảm bảo sức khỏe cho mẹ mà không gây cảm giác ngán. Trong rất nhiều nhóm thực phẩm như thịt nạc, các loại hạt, trứng, bông cải xanh... thì những loại thủy - hải sản như nghêu, sò, ốc, hến... cũng là những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và là lựa chọn rất tốt để tẩm bổ cho mẹ bầu.
>> Xem thêm: [Mách nhỏ] Thực đơn cho mẹ sau sinh mổ bồi bổ cơ thể
Giá trị dinh dưỡng của ốc với bà bầu
Trong Đông y, thịt ốc có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng chữa được một số bệnh như phù thũng, bệnh gan, vàng da, nhiễm trùng, trĩ... Ốc là phương thuốc giúp bà bầu phục hồi sức khỏe nhanh chóng, giúp khí huyết lưu thông. Về mặt dinh dưỡng, ăn ốc khi mang thai giúp cung cấp năng lượng và bổ sung nhiều nhóm chất như chất đạm, khoáng chất, lipit... cho cơ thể. Cụ thể, bà bầu ăn ốc sẽ giúp cung cấp các nhóm chất như:
- Magie: Trung bình trong 85gr ốc chứa khoảng 212mg magie, lượng magie này đủ cung cấp tới 68% lượng magie khuyến nghị hàng ngày cho phụ nữ. Bên cạnh đó, magie còn là nguyên liệu hỗ trợ chuyển hóa năng lượng, giúp xương và răng chắc khỏe trong suốt thai kỳ, đồng thời điều hòa các dưỡng chất khác như canxi, kali, kẽm và vitamin D.
- Selen: Ăn ốc giúp bổ sung selen cho cơ thể của phụ nữ đang mang thai, hỗ trợ hệ thống nội tiết và miễn dịch, làm giảm nguy cơ ung thư, bệnh tim, viêm khớp dạng thấp và nhiễm trùng tái phát.
- Vitamin E: Vitamin E có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa vitamin K, tổng hợp hồng cầu và bảo vệ tế bào trước tác hại của gốc tự do. Bà bầu ăn ốc để bổ sung vitamin E, không chỉ khắc phục tình trạng mệt mỏi, thiếu máu mà còn ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ.
- Phốt pho: Công dụng của phốt pho là hỗ trợ chuyển hóa năng lượng, hấp thu canxi, duy trì mật độ xương và điều hòa các chất dinh dưỡng. Nó rất có ích cho phụ nữ khi mang thai, đặc biệt là trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai, bởi đây là lúc mà lượng canxi trong cơ thể phụ nữ bị sụt giảm nghiêm trọng do phải cung cấp cho thai nhi phát triển hệ xương. Chính vì vậy, ăn ốc khi mang thai tháng thứ 4 trở đi sẽ giúp cơ thể hấp thụ và chuyển hóa canxi tốt hơn, giúp ngăn ngừa tình trạng loãng xương và các bệnh lý về răng ở phụ nữ mang thai. Chỉ với 85gr ốc cũng có thể cung cấp tới 33% lượng phốt pho được khuyến nghị hàng ngày cho người lớn.
>> Xem thêm: Mách bạn công thức làm chả ốc thơm ngon khó cưỡng
Bà bầu có nên ăn ốc không?
Như vậy, có thể thấy rằng, bà bầu nên ăn ốc khi mang thai để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng, các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Nước chấm ốc lại có vị chua, cay, ngọt rất dễ ăn và ăn không gây ngán như các đồ ăn khác. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, chị em chỉ nên ăn ốc kể từ tháng thứ 4 trở đi. Bởi lẽ, trong 3 tháng đầu tiên, phụ nữ mang thai trong giai đoạn ốm nghén rất dễ nhạy cảm với mùi tanh của ốc, có thể khiến tình trạng nôn ói, đầy bụng càng nặng hơn.
Ốc dễ ăn, ngon miệng nhưng là loại thực phẩm có nhiều ký sinh trùng do sinh sống tại ao, hồ. Mỗi con ốc có thể chứa 3000 - 6000 ký sinh trùng giun ống nên mẹ bầu cần phải rửa thật kỹ, chế biến cẩn thận trước khi ăn. Mua ốc nếu không chế biến ngay, ốc bị chết, biến chất cũng ảnh hưởng đến những con ốc sống còn lại, khi ăn dễ dẫn đến ngộ độc thực phẩm, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, đường ruột như bệnh tả, tiêu chảy, ngộ độc...
Tốt nhất, để đảm bảo vệ sinh an toàn, chị em nên rửa sạch ốc trước khi chế biến rồi sau đó ngâm khoảng hai giờ bằng nước gạo, chanh, giấm. Có thể cắt vào ngâm vài quả ớt để ốc sẽ nhả hết chất bẩn. Nấu ốc cần phải được nấu kỹ, không nên ăn ốc chưa chín bởi các loại ấu trùng ký sinh trong ốc có thể gây hại cho sức khỏe bà bầu.
Bà bầu cũng chỉ nên ăn từ 100 - 200gr ốc cho mỗi bữa ăn và ăn 1 - 2 bữa một tuần là vừa đủ. Mẹ bầu ăn quá nhiều ốc dễ dẫn đến đầy bụng. Những bà bầu bị rối loạn tiêu hóa, bị bệnh dạ dày, có vết loét trên da thịt thì không nên ăn.
Như vậy, với những chị em đang thắc mắc bà bầu ăn ốc được không thì câu trả lời của chúng tôi là bạn không nên vì những quan niệm thiếu căn cứ khoa học mà bỏ qua món ăn đầy dinh dưỡng và ngon miệng này. Chỉ cần khi chế biến ốc, bạn đảm bảo được những điều mà chúng tôi đã lưu ý bên trên thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm thưởng thức món ăn này.
>> Tham khảo:
- Tổng hợp các công thức chế biến món ốc xào ngon, hấp dẫn đơn giản tại nhà
- Luộc ốc mấy phút? Cách luộc ốc ngon nhất
Ngoài việc ăn uống các thực phẩm dinh dưỡng, chị em khi mang thai cũng được khuyên nên bổ sung thêm các loại vitamin, khoáng chất thông qua các loại thực phẩm chức năng. Vì vậy, các bà bầu hãy truy cập nếu muốn tham khảo thông tin về các loại thực phẩm chức năng tốt cho phụ nữ mang thai hoặc liên hệ hotline dưới đây để được hỗ trợ nhanh nhất nhé! Chúc chị em trải qua một thai kỳ đầy sức khỏe và tràn ngập niềm vui.
>> Tham khảo thêm:
- Bầu uống cà phê được không? Bầu uống cafe sữa được không?
- Bà bầu uống omega 3 được không? Omega 3 nào tốt cho bà bầu?
- Cách làm bột ngũ cốc cho bà bầu giàu dinh dưỡng từ các loại hạt
- Những loại trái cây tốt cho bà bầu nên ăn trong thai kỳ
- Top thực phẩm giàu canxi cho bà bầu, giúp bé luôn khỏe mạnh
- Bà bầu ăn cháo chim bồ câu có tốt không? Cách nấu cháo chim bồ câu cho mẹ bầu ăn tẩm bổ
- Ăn gì dễ bị sảy thai nhất? Những thực phẩm dễ làm sảy thai mẹ bầu nên tránh
Xem thêm
Cách tăng kích thước vòng 1 - căng tròn, mịn màng
Chỉ số SpO2 bao nhiêu là bình thường? Bao nhiêu là thấp cần thở máy?
Ác mộng là gì? Ngủ hay nằm mơ thấy ác mộng là bị làm sao, bệnh gì?
Rượu tỏi có tác dụng gì? Uống rượu tỏi đúng cách như thế nào?
Con gái nên giặt đồ thế nào để tránh bệnh phụ khoa
Chỉ thị 10 là gì? Những điều cần biết về Chỉ thị 10 của TPHCM
Mấy tuần có tim thai? Nhịp tim thai có đoán được là trai hay gái?
Sau khi quan hệ bao lâu thì có thai? Dấu hiệu mang thai sớm nhất 1, 2 tuần đầu
7 Cách chữa nhiệt miệng nhanh nhất tại nhà bạn cần biết