Quả na rừng có tác dụng gì? Tác dụng của quả na rừng
Quả na rừng có tác dụng gì? Tác dụng của quả na rừng như thế nào? Nếu bạn đang quan tâm tới vấn đề này thì chớ bỏ lỡ bài viết dưới đây của chúng tôi nhé. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại quả đặc biệt này. Mời bạn cùng theo dõi.
Đặc điểm của quả na rừng
Trái na rừng còn có tên gọi khác là na dây, nắm cơm, xưn xe, ngũ vị tử nam... có tên khoa học là Kadsura Coccinea. Loại quả này có giá trị cao về dược liệu nên được nhiều người "săn lùng" để làm thuốc, chữa bệnh.
Khác với quả na ở đồng bằng, trái na rừng thuộc dạng thân leo, mảnh, có nhánh thường mọc trườn, trên thân có phủ lớp lông tuyết mịn màu nâu sậm. Lá cây na rừng có dạng thuôn hoặc hình bầu dục, dạng rộng ở gốc lá. Lá của nó dài từ 6 đến 10cm, rộng khoảng 3 đến 4cm, mặt dưới lá thường nhẵn, bóng.
Về hình dạng, quả nan rừng tương tự như quả na đồng bằng nhưng kích thước có thể to gấp đôi hoặc gấp 3. Khi chín, thịt của trái na rừng thường có màu hồng, múi rất to và rất dễ tách thành từng múi nhỏ. Trái na rừng có mùi thơm nhẹ, có thể ăn được nhưng thịt ít nên người ta hay dùng làm thuốc.
Ngoài ra, trái na rừng thường có 2 loại là na rừng đỏ và na rừng trắng:
- Na rừng đỏ: Khi chín nó sẽ có màu đỏ, mùi thơm rất đặc trưng, loại quả này có giá trị dược liệu hơn
- Na rừng trắng: Khi chín nó có màu vàng nhạt, khe múi hơi đỏ, giá trị dược liệu ít hơn.
Na rừng thường mọc rải rác trong các rừng kín, rừng tái sinh ở độ cao từ 600 - 1500m. Ở Việt Nam, na rừng thường phân bố ở các vùng như: Bắc Giang, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai, Vĩnh Phúc…. Mùa hoa na rừng thường từ tháng 5 đến tháng 6 và mùa quả sẽ từ tháng 8 đến tháng 9 Dương lịch. Đây chính là thời điểm lý tưởng để thu hái na rừng về phơi khô và làm thuốc.
Thành phần hóa học của trái na rừng
Theo các nghiên cứu trong 100g quả na rừng tươi thu được kết quả bao gồm các thành phần như sau:
Ngoài ra, trái na rừng còn chứa các thành phần chính là beeta: Caryophyllene (52,17%), Himachalene (5,95%), Humulene (5,04%); Copaene (3,74%)...
Tác dụng của na rừng là gì?
Quả na rừng có nhiều tác dụng đối với sức khỏe. Dưới đây là một số công dụng của quả na rừng:
- Dùng để ngâm rượu, có tác dụng tăng cường sinh lý
- Quả Na rừng rang lên, hãm trà pha nước uống có tác dụng an thần và gây ngủ
- Hỗ trợ điều trị viêm đau dạ dày, suy nhược cơ thể
- Phòng chống hậu sản cho phụ nữ sau sinh
- Chữa phong thấp, ăn uống kém.
- Quả na rừng có thể chữa thận hư, đau lưng, ho, viêm họng, viêm phế quản, thần kinh suy nhược.
Ngoài ra, vỏ và rễ cây na rừng còn có tác dụng:
- Kích thích tiêu hóa, giảm đau, hỗ trợ điều trị đau dạ dày.
- Làm giảm các triệu chứng của bệnh phong thấp đau xương
- Rễ na rừng chữa bệnh đau bụng trước khi hành kinh và hạn sấu ứ đau sưng ngực.
Hạt na rừng đôi khi còn được dùng thay thế ngũ vị tử bắc (một loại thuốc Đông y có tác dụng an thần, chữa đau bụng, ra mồ hôi, tiêu khát, bồ bổ cơ thể suy nhược…)
Quả na rừng ngâm rượu có tác dụng gì?
Quả na rừng ngâm rượu có tác dụng gì? Dưới đây là những tác dụng của quả na rừng ngâm rượu:
Rượu quả na rừng có vị ngọt nhẹ, hơi the rất thơm và có tác dụng tăng cường sinh lực cho quý ông. Bên cạnh đó loại rượu này còn có tác dụng dùng để xoa bóp điều trị đau lưng, phong thấp, nhức mỏi tay chân...
Bạn có thể ngâm na rừng nguyên vị hoặc kết hợp với nhiều loại thảo dược khác. Mỗi loại rượu khi kết hợp với thảo dược khác nhau còn có công dụng khác nhau, cụ thể như:
- Na rừng ngâm với ba kích, dâm dương hoắc, nấm ngọc cẩu giúp điều trị liệt dương, kích thích sinh tinh, kéo dài thời gian quan hệ.
- Na rừng ngâm với hồng sâm, kỷ tử, đương quy được dùng cho phụ nữ khí huyết yếu, khó thụ thai, làm tăng khả năng có con.
- Na rừng ngâm với sâm cau, cây bổ béo có tác dụng hồi sức sau sinh, giúp an thần, ngủ ngon.
Cách ngâm rượu na rừng
Nguyên liệu & dụng cụ cần chuẩn bị:
- 1kg na rừng
- Bình ngâm rượu
- 3 lít rượu trắng
Cách thực hiện:
- Bước 1: Quả na rừng khi thu hái về, bạn mang đi rửa sạch, để ráo nước rồi tách từng múi nhỏ.
- Bước 2: Cho na rừng đã tách múi vào hũ thủy tinh đã được tiệt trùng và để khô, sau đó bạn cho rượu trắng vào, đậy nắp kín và để ở nơi thoáng mát, khô ráo, tránh ánh sáng mặt trời.
- Bước 3: Sau khoảng 1 tháng là bạn có thể lấy rượu ra thưởng thức được rồi.
Hi vọng rằng qua bài viết này, bạn đã biết được quả na rừng có tác dụng gì, tác dụng của quả na rừng là gì. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
Đừng quên thường xuyên truy cập website để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé.
Tham khảo thêm:
Xem thêm
Cây rau mương có tác dụng gì? Hình ảnh cây rau mương
2 Cách làm vải sấy khô tại nhà thơm ngon, đơn giản
Mận Hà Nội có tác dụng gì? Giá mận Hà Nội bao nhiêu?
Nước ép cần tây có tác dụng gì? Uống nước ép cần tây đúng cách thế nào?
5 cách làm giá đỗ ngon tại nhà
Rau tần ô (rau cải cúc): Tác dụng, cách nhặt, cách nấu canh
Ăn rau ngót có tác dụng gì? Bà bầu ăn rau ngót được không?
Rau bó xôi là rau gì? 11 tác dụng tuyệt vời của cải bó xôi
Ăn chôm chôm có tác dụng gì? Ăn chôm chôm có nóng không?