Ăn khoai lang có béo không? Ăn nhiều khoai lang có tốt không?
úng ta thường vẫn được nghe rằng khoai tây có chứa nhiều tinh bột, dễ gây béo phì nếu ăn quá nhiều. Vậy còn khoai lang thì sao? Ăn khoai lang có béo không? Ăn nhiều khoai lang có tốt không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
Ăn khoai lang có béo không?
Khoai lang là một loại cây lương thực quan trọng và rất quen thuộc với người Việt Nam. Nó không đơn thuần chỉ là một loại thực phẩm mà còn mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của chúng ta. Tuy nhiên, nhiều người vẫn khá băn khoăn không biết ăn khoai lang có tăng cân không? Bởi chất dinh dưỡng trong khoai lang thường cao hơn lúa mì, gạo…
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khoai lang là một loại thực phẩm không chứa chất béo và cholesterol nên có công dụng làm ngăn ngừa quá trình chuyển hóa chất béo trong cơ thể. Đồng thời, khoai lang còn chứa nhiều thành phần giúp tạo cảm giác no bụng hơn so với các loại lương thực khác nên sẽ giúp bạn không cảm thấy đói. Bạn sẽ không cần phải lo lắng ăn khoai lang có mập không bởi đây được coi là “thực phẩm vàng” cho việc giảm cân. Cụ thể, ăn khoai lang không gây béo như ăn khoai tây bởi:
- Khoai lang rất giàu chất xơ: Chất xơ là một hoạt chất quan trọng, đóng vai trò quyết định trong việc giảm cân. Khi đi vào dạ dày, chất xơ sẽ tạo thành một lưới giống như gel trong đó, khiến cho bạn cảm thấy no lâu hơn, ít thèm ăn hơn. Nó cũng đóng gói các phân tử chất béo và ngăn chặn sự hấp thụ chất béo, thúc đẩy sự chuyển động của phân trong đại tràng và hỗ trợ việc sản xuất các vi khuẩn đường ruột tốt. Do đó, việc tiêu thụ khoai lang giàu chất xơ giúp cải thiện quá trình trao đổi chất, tiêu hóa và bài tiết. Ăn khoai lang không những không gây tăng cân mà còn là cách hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
- Lượng calo thấp: Một trong những nguyên tắc chính để giảm cân hiệu quả là bạn phải ăn các loại thực phẩm ít calo. Khoai lang có hàm lượng calo tương đối thấp nên nó không gây tăng cân, béo phì, hơn nữa còn có thể dùng làm một món ăn nhẹ bất cứ khi nào bạn đói. Tuy nhiên, để ăn khoai lang không gây béo thì bạn nên ăn khoai lang nướng hoặc hấp, luộc thay vì đồ chiên rán.
- Hàm lượng nước cao: Hàm lượng nước cao là một nguyên nhân khác khiến khoai lang là một thực phẩm có ích cho việc giảm cân. Mất nước, thiếu nước sẽ làm chậm quá trình trao đổi chất trong cơ thể khiến năng lượng không được giải phóng gây ra tích mỡ, tăng cân, béo phì. Ăn khoai lang giúp bù nước cho các tế bào, sẵn sàng bắt đầu quá trình trao đổi chất, giúp ngăn cản cơ thể bạn tích lũy mỡ, cân bằng độ pH bên trong và loại bỏ độc tố. Thêm vào đó, nước và chất xơ từ khoai lang sẽ giữ cho bạn luôn có cảm giác no trong một thời gian dài, ngăn bạn nạp quá nhiều đồ ăn không cần thiết vào cơ thể.
- Chỉ số đường huyết thấp: Chỉ số đường huyết (GI) là giá trị chỉ nồng độ glucose có trong máu thường được đo bằng đơn vị là mmol/L hoặc mg/dl. Nếu bạn ăn những thực phẩm có chỉ số đường huyết cao có thể gây tăng đột biến lượng đường trong máu của bạn, có liên quan đến việc gây ra bệnh béo phì, bệnh tiểu đường và các vấn đề sức khỏe khác. Khoai lang là loại thực phẩm có chỉ số đường huyết khá thấp, tức là việc ăn nhiều khoai lang sẽ không gây tăng lượng đường máu trong cơ thể bạn, điều này sẽ giúp bạn giữ được một cơ thể khỏe mạnh, phòng tránh được những bệnh do tăng đường huyết gây ra cũng như hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
>> Xem thêm: Người bị bệnh tiểu đường có ăn được khoai lang không?
Ăn nhiều khoai lang có tốt không?
Khoai lang có tác dụng hiệu quả trong việc hỗ trợ giảm cân, giảm triệu chứng của tiểu đường… tuy nhiên, không vì thế mà chúng ta có thể lạm dụng loại thực phẩm này. Nhiều người vì muốn giảm cân cấp tốc mà đã ăn khoai lang thay các loại thực phẩm khác trong nhiều ngày dẫn đến “lợi bất cập hại”.
Ăn khoai lang liên tục trong nhiều ngày mà không kết hợp với các loại thực phẩm khác, không bổ sung những loại dưỡng chất khác sẽ khiến cơ thể không kịp tiêu hoá hết những axit và protein trong khoai lang. Dần dần, chúng sẽ tích tụ lại trong dạ dày, dẫn đến tình trạng đầy bụng, khó tiêu, nấc, ợ nóng, thậm chí là bị tiêu chảy.
Khi ăn khoai lang giảm cân, bạn vẫn phải có một chế độ dinh dưỡng khoa học, đảm bảo đủ năng lượng cho cơ thể hoạt động suốt một ngày dài. Thay vì ăn từ 1 đến 2 chén cơm mỗi ngày, bạn có thể thay bằng 1 - 2 củ khoai lang để giảm đi khoảng 20 - 25% lượng calo nạp vào cơ thể. Với người thừa cân, béo phì thì việc thay thế một phần cơm gạo bằng khoai củ sẽ giúp giảm đi một phần năng lượng hấp thụ vào cơ thể mà không gây xáo trộn thói quen ăn uống.
>> Có thể bạn quan tâm: Ăn yến mạch tăng cân hay giảm cân?
Ăn khoai lang lúc nào tốt nhất?
Ăn khoai lang có nhiều tác dụng tích cực với cơ thể nhưng không có nghĩa là bạn có thể ăn món ăn này lúc nào cũng được. Có một số thời điểm trong ngày như buổi tối trước khi đi ngủ hoặc khi đang đói thì ăn khoai lang có thể gây ra những phản ứng tiêu cực như đầy bụng, trào ngược dạ dày, khó tiêu… Vậy ăn khoai lang vào thời điểm nào trong ngày là tốt nhất?
Có 2 thời điểm mà khoai lang có thể phát huy tác dụng tốt nhất cho cơ thể bạn đó là bữa sáng và bữa trưa. Việc ăn khoai lang buổi sáng có thể mang lại hiệu quả giảm cân tốt gấp bốn lần so với cách làm thông thường. Trong khi đó, ăn khoai lang vào bữa trưa được đánh giá là có tác dụng tốt nhất, bởi vì sau khi ăn thì canxi trong khoai lang cần phải mất 4 - 5 giờ mới hấp thụ vào cơ thể. Ánh sáng mặt trời sau buổi trưa, khoảng từ 2 - 5 giờ chiều sẽ có tác động rất lớn tới quá trình này.
Ngoài ra trước bữa tối, bạn có thể ăn một chút khoai lang để giảm lượng thức ăn nạp vào cơ thể.
>> Xem thêm:
Những lưu ý khi sử dụng khoai lang
Những lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn biết cách sử dụng khoai lang trong bữa ăn của mình sao cho hợp lý nhất:
- Để có tác dụng giảm cân, bạn nên ăn khoai vỏ đỏ ruột vàng, để giải cảm và chữa táo bón phải dùng khoai vỏ trắng ruột trắng.
- Không nên dùng khoai lang (củ và cả rau) lúc quá đói vì khi đó đường huyết đã thấp, ăn khoai lang sẽ làm chỉ số đường huyết hạ thêm, gây mệt mỏi.
- Không ăn thường xuyên rau lang vì nó chứa nhiều canxi có thể gây sỏi thận.
- Nên ăn khoai lang kèm đạm động vật, thực vật để cân bằng thành phần dưỡng chất.
- Trong khoai lang có chất đường, nếu ăn nhiều, nhất là khi đói sẽ gây tăng tiết dịch vị làm nóng ruột, ợ chua, sinh hơi trướng bụng. Để tránh tình trạng này khoai phải được nấu, luộc, nướng thật chín hoặc cho thêm ít rượu vào nấu để phá hủy chất men này. Nếu bị đầy bụng, bạn có thể uống nước gừng để chữa.
- Vỏ khoai lang chứa nhiều vitamin và khoáng chất, do đó, bạn cần phải bảo vệ phần vỏ không bị xây xát và không nên gọt vỏ nếu không cần thiết. Vỏ còn giúp bảo vệ dưỡng chất bên trong, vì vậy khi luộc khoai lang nên để cả vỏ (đã rửa sạch).
Qua những thông tin trên hẳn bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi ăn khoai lang có béo không rồi chứ? Khoai lang là một loại thực phẩm rất có lợi cho sức khỏe khi bạn sử dụng nó đúng cách. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về cách làm các món ăn làm từ khoai cũng như các thực đơn giảm cân hiệu quả khác hì hãy truy cập ngay nhé!
>> Tham khảo thêm:
Xem thêm
Thực đơn Eat Clean cho 1 tháng đơn giản, hiệu quả
Cách tăng cân tại nhà nhanh, hiệu quả, tự nhiên, không dùng thuốc
Nước ép cần tây giảm cân có thực sự hiệu quả không?
Cách giảm cân nhanh, hiệu quả tại nhà cho nữ không dùng thuốc
Uống nước bí đao phơi khô có giảm cân không? Cách làm bí đao khô
Thực đơn eat clean tăng cân hiệu quả dành cho người gầy
Low-carb là gì? Chế độ ăn Low Carb có thực sự hiệu quả không?
6 cách ăn bơ giảm cân hiệu quả bạn nên áp dụng ngay và luôn
Cách làm hoa quả khô detox giảm cân, đẹp da