Tên và hình ảnh tất cả các loại rau thơm
Sự đa dạng và phong phú của các loại rau thơm đôi khi khiến cho bạn bị "lú". Trong bài viết này, sẽ chia sẻ tới bạn tên và hình ảnh tất cả các loại rau thơm. Hy vọng rằng với những thông tin dưới đây, bạn sẽ hiểu hơn về thế giới các loại rau thơm cực phong phú và đa dạng ấy.
Rau thơm là gì, có tác dụng gì?
Rau thơm hay còn được gọi là rau gia vị chính là những loại thảo mộc có mùi thơm đặc trưng. Trong thành phần của các loại rau thơm này cũng có khá nhiều hợp chất được sử dụng trong cả y tế lẫn ẩm thực.
Các loại rau thơm có thể được dùng để ăn sống trực tiếp hoặc cũng có thể được cho vào để chế biến làm nên những món ăn ngon. Mỗi loại rau thơm khác nhau sẽ có những công dụng khác nhau. Chi tiết về công dụng của mỗi loại sẽ được chúng tôi nhắc đến ở phần tiếp theo.
Tên và hình ảnh tất cả các loại rau thơm
Dưới đây là tên và hình ảnh của những loại rau thơm phổ biến nhất, quen thuộc nhất trong cuộc sống hằng ngày. Mời bạn cùng tham khảo nhé.
1. Rau mùi (ngò rí)
Rau mùi ta còn có nhiều tên gọi như ngò rí, hương tuy, hồ tuy... Đây là loại cây thân thảo thuộc họ Cần, có nguồn gốc từ Tây Nam Á và châu Phi. Loại rau này được xem là rau gia vị "quốc dân" bởi nó xuất hiện trong rất nhiều món ăn khác nhau.
Bên cạnh hương vị thơm ngon, làm cho các món ăn trở nên hấp dẫn thì rau mùi ta còn có tác dụng giảm viêm, hỗ trợ hệ tiêu hóa và làm giảm căng thẳng cho gan.
>> Xem thêm: 2 cách trồng ngò rí bằng gốc rễ và bằng hạt tại nhà
2. Rau kinh giới
Rau kinh giới còn được gọi là giả tô, tịnh giới... có tên khoa học là Elsholtzia cristata. Loại rau này cũng là một trong những loại rau thơm khá quen thuộc, đồng thời nó cũng là một trong những vị thuốc dân gian được sử dụng khá nhiều.
Rau kinh giới có chứa tinh dầu nên có vị cay nhẹ, hơi đắng và có mùi thơm cực kỳ dễ chịu. Rau kinh giới thường được ăn chung với món bún đậu hoặc ăn kèm cùng các loại bún chả, bún nước, lòng heo...
Rau kinh giới cũng mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe và sắc đẹp ví dụ như: Giúp ngăn ngừa lão hóa da, hỗ trợ trị mụn, trị cảm cúm, làm sạch hệ hô hấp, chữa dị ứng, giảm tình trạng mất ngủ, chữa chảy máu cam...
3. Rau ngổ
Rau ngổ còn được gọi là rau ngò ôm là một trong các loại rau gia vị thông dụng, phổ biến. Đây là loại cây thân thảo, thân rỗng, giòn, dài khoảng 20 - 30cm, có nhiều lông và có mùi thơm đặc trưng.
Thành phần hóa học của rau ngò ôm rất đa dạng, chúng có chứa nhiều protein, vitamin C, vitamin B... nên có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Loại rau này cũng được sử dụng như một loại thuốc dân gian để điều trị sỏi thận. Ngoài ra nó còn có tác dụng lợi tiểu, sát khuẩn đường ruột, kháng viêm, kháng khuẩn...
4. Rau bạc hà
Bạc hà còn có nhiều tên gọi khác như bạc đài, anh sinh, kê tô, đông đô, liên tiên thảo... Nó là loại cây thuộc họ Hoa Môi, có tên khoa học là Mentha Arvensis Lin.
Bạc hà có vị the mát cực kỳ dễ chịu. Tinh dầu bạc hà được sử dụng phổ biến trong các thức uống, các món bánh. Ngoài ra, nó cũng góp mặt vào nhiều món ăn ngon và hấp dẫn.
Trong y học, lá bạc hà có tác dụng trong việc trị cảm cúm, chữa đầy hơi, nấc cụt, đồng thời có nhiều lợi ích cho hệ tiêu hóa. Tinh dầu bạc hà cũng có tác dụng chữa các vết côn trùng cắn hoặc làm dịu cơn hen cực hiệu quả.
5. Rau húng lủi
Rau húng lủi có hình dáng khá giống với rau bạc hà nên khiến nhiều người nhầm lẫn. Húng lủi còn có tên gọi khác là húng dũi hay húng láng, thuộc họ Hoa Môi và có tên khoa học là Mentha aquatica.
Loại rau gia vị này chính là một phần không thể thiếu trong món cháo lòng, gỏi trộn...
6. Rau húng quế
Rau húng quế có nhiều tên gọi khác là húng chó, hương thái, é quế... Loại rau này có vị thơm cực dễ chịu và là thành phần làm nên nét hấp dẫn cho những tô phở, những món bún nước, lòng heo... Bên cạnh đó, hạt é của loại cây này còn được dùng phổ biến trong các món chè hoặc nước giải nhiệt.
Trong Đông y, húng quế có vị cay, tính nóng và thường được dùng để chữa cảm cúm, nghẹt mũi, sốt hay nhức đầu.
7. Tía tô
Tía tô là một trong các loại rau thơm phổ biến. Loại rau này vừa được sử dụng để chế biến món ăn, ăn sống, đồng thời cũng được dùng như một vị thuốc dân gian.
Để biết thêm về công dụng của lá tía tô, bạn tham khảo TẠI ĐÂY nhé.
8. Diếp cá
Diếp cá hay còn được gọi là giấp cá, ngư tinh thảo, thuộc họ Giấp Cá, có tên khoa học là Houttuynia cordata Thunb. Loại rau này khá kén người ăn bởi nó có vị hơi tanh. Tuy nhiên, với những người ăn được loại rau này thì sẽ thấy nó có vị bùi, thơm mát. Đây cũng là một trong những loại rau gia vị có nhiều tác dụng đối với sức khỏe. Bạn có thể khám phá thêm công dụng của rau gia vị này TẠI ĐÂY.
9. Đinh lăng
Đinh lăng còn có tên gọi khác là nam dương sâm. Loại rau gia vị này thường được sử dụng trong các món gỏi, nem, nem chua...
Lá đinh lăng cũng có khá nhiều tác dụng, ví dụ như lợi sữa, chứa mề đay, dị ứng, chữa ho kéo dài do thời tiết, giảm tê bì chân tay...
10. Lá mơ
Lá mơ là loại rau gia vị thuộc họ Cà Phê, có tên khoa học là Paederia tomentosa. Loại rau gia vị này thường được ăn kèm với các món thịt chó, cá, gỏi, nem thính...
11. Rau mùi tàu (ngò gai)
Mùi tàu cũng là một trong các loại rau gia vị phổ biến, thường được dùng trong các món nem, phở, canh măng... hoặc dùng để ăn sống.
Không chỉ có mùi thơm hấp dẫn mà loại rau này còn có tác dụng kích thích tiêu hóa, khử thấp nhiệt hiệu quả.
Trên đây là tên và hình ảnh tất cả các loại rau thơm phổ biến nhất hiện nay. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
Đừng quên thường xuyên truy cập website để cập nhật những thông tin hữu ích bạn nhé.
>>> Xem thêm:
Xem thêm
2 Cách làm thịt kho mắm ruốc thơm ngon, để được lâu
Quả na rừng có tác dụng gì? Tác dụng của quả na rừng
3 Cách làm dưa chua rau muống giòn ngon tại nhà
Cách làm bánh bò nướng chảo thơm ngon, dễ làm
Củ dền có tác dụng gì? Ăn củ dền có tốt không, có bổ máu không?
Cách nấu chè Bà Ba ngon, đơn giản, chuẩn vị nhất
Tré trộn là gì? Cách làm tré trộn đơn giản mà ngon
Cách nấu bún bò chay Huế đơn giản mà ngon
Tác dụng của nụ vối và cách chế biến nụ vối