Lúa mạch là gì, có tác dụng gì? Lúa mì và lúa mạch có giống nhau không?

Lúa mạch là gì, có tác dụng gì? Lúa mì và lúa mạch có giống nhau không?

Lúa mạch là một trong những loại ngũ cốc dinh dưỡng, thơm ngon và cực kỳ tốt cho sức khỏe. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng đi tìm hiểu về lúa mạch, tác dụng của lúa mạch, cách phân biệt lúa mì và lúa mạch nhé!

Lúa mạch là gì?

1.

Lúa mạch là gì?

Lúa mạch (barley) hay còn được gọi là đại mạch, có tên khoa học là Hordeum vulgare và cây lúa mạch thuộc loại thực vật thân thảo. Lúa mạch là một loại ngũ cốc chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể.

Lúa mạch thường có rất nhiều loại khác nhau, do vậy, người ta sẽ tùy theo độ dinh dưỡng trong mỗi loại lúa mạch để dùng làm thực phẩm cho người hay gia súc. Bên cạnh đó, bột lúa mạch barley còn được dùng để sản xuất các sản phẩm rượu và các loại bia.

Khi chế biến hạt lúa mạch, các bạn nên ngâm hạt lúa mạch thật kỹ trước khi chế biến, từ đó giúp cơ thể dễ dàng tiêu hoá và hấp thụ dinh dưỡng của hạt lúa mạch tốt hơn.

Lúa mạch có tác dụng gì?

2.

Lúa mạch có tác dụng gì?

Không những cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể, hạt lúa mạch còn có những công dụng tuyệt vời cho cơ thể của chúng ta như:

  • Giúp tăng cường chất xơ: Lúa mạch chứa nhiều chất xơ giúp cung cấp dồi dào lượng chất xơ cần thiết cho cơ thể chúng ta. Chất xơ đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể của chúng ta, nó không những giúp cung cấp năng lượng mà còn giúp thúc đẩy quá trình nhu động ruột, từ đó hệ tiêu hoá của bạn sẽ khỏe mạnh hơn và giúp phòng ngừa chứng táo bón, đầy hơi hiệu quả.
  • Hỗ trợ cân bằng vi khuẩn đường ruột: Lúa mạch có chứa nhiều hợp chất có lợi, giúp hỗ trợ tăng sinh lợi khuẩn và tiêu diệt các hại khuẩn trong đường ruột, giúp cơ thể của bạn khỏe mạnh hơn, đồng thời giúp ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng hiệu quả.
  • Hỗ trợ giảm cân hiệu quả: Lúa mạch chứa nhiều chất xơ và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể bạn. Ăn lúa mạch hợp lý sẽ khiến bạn có cảm giác no lâu hơn, từ đó giúp kiểm soát cơn thèm ăn để hỗ trợ quá trình giảm cân hiệu quả hơn.
  • Hỗ trợ chăm sóc da: Lúa mạch là loại ngũ cốc rất giàu selen, loại chất này có tác dụng chống lại các tế bào gây hại của gốc tự do và các tình trạng oxy hóa làn da. Sử dụng lúa mạch hợp lý sẽ giúp bạn ngăn ngừa các nếp nhăn, giảm tình trạng sạm da, đồng thời giúp duy trì độ đàn hồi của da, giúp da sáng khỏe và mịn màng hơn.
  • Giúp giảm lượng cholesterol: Lúa mạch có chứa chất beta-glucan có tác dụng làm giảm cholesterol xấu LDL (Low-Density Lipoprotein), giúp cân bằng lượng cholesterol lưu thông trong máu của bạn một cách hiệu quả.
  • Hỗ trợ tim mạch: Lúa mạch có chứa chất xơ hòa tan có khả năng làm giảm lượng cholesterol xấu LDL, từ đó giúp cân bằng huyết áp và ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh tim mạch hiệu quả hơn.
  • Tốt cho những người thiếu máu: Lúa mạch có hàm lượng sắt và đồng sẽ giúp thúc đẩy quá trình sản xuất tế bào hồng cầu, hemoglobin và giúp điều hoà lưu lượng máu, từ đó giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu hiệu quả.
  • Giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường: Lúa mạch rất giàu magie và chất xơ hoà tan, chúng có tác dụng hữu ích trong việc giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
  • Hỗ trợ giảm khả năng bị ung thư ruột kết: Lúa mạch có chứa 2 loại chất xơ là chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan, chúng giúp ngăn ngừa các nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột kết hiệu quả.
  • Hỗ trợ phòng chống loãng xương: Lúa mạch là một nguồn cung cấp canxi, photpho và đồng dồi dào cho cơ thể, từ đó giúp cho quá trình xây dựng và duy trì cấu trúc xương, ngăn ngừa nguy cơ loãng xương hiệu quả hơn.

Lưu ý: Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế tài liệu khoa học và y khoa.

Lúa mì và lúa mạch có giống nhau không?

3.

Lúa mạch (barley)

Lúa mạch (barley)

Lúa mạch có phải là lúa mì không? Lúa mạch không phải lúa mì, chúng không giống nhau.

Như đã đề cập ở trên, lúa mạch (barley) hay đại mạch có tên khoa học là Hordeum vulgare. Hạt lúa mạch thường có hình trái xoan và có đường rãnh dọc thân hạt.

Lúa mì (wheat)

Lúa mì (wheat)

Lúa mì (wheat) hay còn gọi là lúa mì hay lúa miến, tiểu mạch, có tên khoa học là Triticum aestivum (common wheat hoặc bread wheat). Hạt lúa mì thường có hình bầu dục hoặc hình trứng và thân hạt cũng có 1 đường rãnh ở giữa. Bên cạnh đó, hạt lúa mì cũng có màu nâu đậm hơn so với hạt lúa mạch.

Trên đây là những thông tin về lúa mạch và công dụng của lúa mạch để bạn tham khảo nắm rõ hơn về loại hạt lúa dinh dưỡng này. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết!

>>> Xem thêm: