Hạt chia có tác dụng gì? Uống hạt chia mỗi ngày có tốt không?
Hạt chia được sử dụng khá phổ biến ở các nước phương Tây. Trong thời gian gần đây, loại hạt này được bày bán khá nhiều tại thị trường Việt Nam và thu hút được sự quan tâm của rất nhiều người tiêu dùng. Vậy thực chất hạt chia có tác dụng gì? Uống hạt chia nhiều có tốt không? Các bạn hãy theo dõi bài viết này của VnAsk để có được câu trả lời nhé.
Tác dụng của hạt chia
- Hạt chia là chất chống oxy hóa tuyệt vời
- Chống loãng xương
- Tốt cho hệ tiêu hóa
- Hỗ trợ giảm cân an toàn
- Tốt cho tim mạch
- Tốt cho phụ nữ mang thai
Tìm hiểu giá trị dinh dưỡng của hạt chia
Thoạt nhìn, bạn sẽ thấy hạt chia khá giống hạt é hay hạt vừng, thế nhưng giá trị dinh dưỡng của hạt chia lại cao hơn rất nhiều so với 2 loại hạt còn lại. Cụ thể, thành phần dinh dưỡng của hạt chia bao gồm:
Chất xơ
Hạt chia là một nguồn cung cấp chất xơ lý tưởng cho cơ thể con người. Cụ thể, trong 28 gam hạt chia có chứa tới 11 gam chất xơ, hàm lượng chất xơ này đạt chỉ tiêu nhu cầu chất xơ được khuyến nghị sử dụng hằng ngày.
>> Có thể bạn quan tâm: Các tác dụng của hạt lanh đối với cơ thể
Omega-3
Như các bạn đã biết, omega-3 giúp cơ thể chống lại tình trạng viêm khớp và ngăn ngừa một số bệnh về tim mạch. Và thật tuyệt vời, hàm lượng omega-3 trong hạt chia cũng rất dồi dào, thậm chí còn nhiều hơn trong hạt lanh và cao gấp 8 lần so với cá hồi.
Vitamin B3 và vitamin B1
Trong hai muỗng hạt chia có chứa khoảng 12% hàm lượng vitamin B3 và vitamin B1. Hai loại vitamin này đều rất cần thiết để cơ thể dễ dàng chuyển hóa thức ăn thành năng lượng, trao đổi chất béo, giúp não bộ và hệ thần kinh hoạt động bình thường.
Selen
Một muỗng hạt chia chứa khoảng 15,5 microgam selen (chiếm 22% lượng selen cần thiết mỗi ngày). Loại khoáng chất này có vai trò như một chất chống oxy hóa giúp hạn chế các gốc tự do gây hại cho các tế bào bình thường. Bên cạnh đó, selen cũng giúp cơ thể hấp thụ vitamin E tốt hơn.
Ngoài ra, hạt chia còn chứa một số chất béo tốt cho cơ thể, chất chống oxy hóa cùng một số khoáng chất khác như canxi, kẽm, sắt...
>>> Xem thêm: Cách phân biệt hạt é và hạt chia
Tác dụng của hạt chia
Hạt chia là chất chống oxy hóa tuyệt vời
Lượng omega-3 ALA cùng với protein trong hạt chia có tác dụng giúp cơ thể tránh được tình trạng lão hóa, đặc biệt là có khả năng lọc sạch chất độc hại có trong cơ thể, đồng thời đào thải chúng ra ngoài, giúp bạn có một làn da khỏe mạnh, hồng hào.
Chống loãng xương
Các thành phần trong hạt chia như kẽm, canxi, magie đều có tác dụng rất tốt cho xương, giúp xương chắc khỏe. Chính vì vậy, bạn nên bổ sung hạt chia vào khẩu phần ăn hằng ngày để giảm thiểu nguy cơ loãng xương cho bản thân và cả gia đình nhé.
Tốt cho hệ tiêu hóa
Hàm lượng chất xơ có trong hạt chia chiếm khoảng 37%, trong đó có khoảng 20% là chất xơ hòa tan và 80% là chất xơ không hòa tan. Chính vì vậy mà hạt chia giúp kích thích sản sinh ra các lợi khuẩn, từ đó hệ tiêu hóa sẽ được khỏe mạnh hơn, giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ và tiêu hóa thức ăn hơn.
Hỗ trợ giảm cân an toàn
Những thực phẩm giàu chất xơ như hạt chia có thể giúp bạn cảm thấy no lâu hơn. Theo các nghiên cứu, bạn có thể giảm lượng thức ăn nạp vào cơ thể bằng cách kết hợp hạt chia với sữa chua để tăng cảm giác no khi ăn.
Bên cạnh đó, hạt chia cũng hỗ trợ quá trình đốt cháy chất béo được diễn ra nhanh chóng nên rất tốt cho quá trình giảm cân.
Tốt cho tim mạch
Cơ thể chúng ta không thể tự tổng hợp được omega-3 (đây là một loại axit béo thiết yếu giúp hỗ trợ giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể, đồng thời giúp hệ tim mạch được khỏe hơn). Nhưng thật bất ngờ, hạt chia lại chứa khoảng 20% lượng axit béo này, do đó việc bổ sung hạt chia vào khẩu phần ăn mỗi ngày là vô cùng cần thiết để hệ tim mạch của bạn được khỏe mạnh.
Tốt cho phụ nữ mang thai
Hạt chia hội tụ đầy đủ các thành phần dinh dưỡng tốt cho thai nhi như sắt, magie, vitamin A, canxi, omega-3 và đặc biệt là folate, giúp thai nhi phát triển toàn diện. Do đó, các bà bầu chớ nên bỏ qua loại hạt "thần dược" này nhé!
Hạt chia có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe, tuy nhiên uống hạt chia mỗi ngày có tốt không? Các bạn hãy cùng theo dõi phần tiếp theo của bài viết để có được câu trả lời nhé!
Uống hạt chia mỗi ngày có tốt không?
Theo các chuyên gia, tùy thuộc vào từng đối tượng và mục đích sử dụng mà liều lượng hạt chia được khuyên dùng sẽ khác nhau. Sau đây là liều lượng mà Viện Dinh dưỡng Mỹ khuyên dùng:
- Đối với trẻ em, có thể sử dụng khoảng 10 gam hạt chia mỗi ngày để cung cấp đủ lượng omega-3, 6, 9 cần thiết.
- Đối với người trưởng thành, lượng hạt chia dùng mỗi ngày là khoảng 15 gam.
- Với phụ nữ mang thai, có thể sử dụng 20 gam hạt chia mỗi ngày.
- Với vận động viên thì có thể sử dụng 25 - 30 gam hạt chia mỗi ngày.
Chính vì thế, bạn có thể uống hạt chia hằng ngày nhưng phải tuyệt đối tuân thủ liều lượng được các chuyên gia khuyến cáo. Bởi nếu sử dụng quá nhiều hạt chia, bạn có thể sẽ gặp phải một số tác dụng phụ như:
- Đầy bụng, khó tiêu, thậm chí là bị tiêu chảy nhẹ.
- Bị hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường.
- Hạ huyết áp.
- Khiến dạ dày bị kích ứng.
- Gây dị ứng.
Lưu ý: Hạt chia tạo cảm giác no, vì vậy với người sử dụng hạt chia để giảm cân thì nên dùng trước bữa ăn. Còn với trẻ em, người muốn tăng cân hay vận động viên thì nên dùng sau bữa ăn. Hạt chia không có mùi vị gì nên bạn có thể trộn hạt chia vào các loại nước uống, đồ ăn khác để tăng thêm hương vị.
Hi vọng qua bài viết này, bạn sẽ hiểu hơn về tác dụng của hạt chia cũng như cách sử dụng hạt chia sao cho an toàn nhất. Chúc các bạn luôn vui, khỏe! Đừng quên thường xuyên truy cập để biết thêm nhiều thông tin bổ ích khác bạn nhé!
>>> Tham khảo thêm:
- Hạt chia kỵ với gì? 6 Tác hại của hạt chia khi sử dụng sai cách
- Hoa đậu biếc có tác dụng gì? 5 tác dụng của hoa đậu biếc đối với sức khỏe
- 10 Tác dụng của tinh bột nghệ với sức khỏe và làm đẹp
- Uống nước rau má có tác dụng gì? Uống rau má nhiều có tốt không?
- Quả chay là quả gì? Quả chay ăn như thế nào?
- Hạt sầu riêng có ăn được không? 3 cách chế biến hạt sầu riêng ngon khó cưỡng
- Hạt điều có tác dụng gì? Ăn hạt điều có tốt không?
- Táo đỏ có tác dụng gì? Tác dụng của táo đỏ và cách sử dụng
Xem thêm
Tác dụng của hạt dẻ là gì? Cách luộc hạt dẻ thơm ngon tại nhà
Ăn hạt hướng dương có tốt không? Tác dụng và tác hại của hạt hướng dương
Hạt sầu riêng có ăn được không? 3 cách chế biến hạt sầu riêng ngon khó cưỡng
Hạt chia có tác dụng gì? Uống hạt chia mỗi ngày có tốt không?
Hạt dẻ bao nhiêu calo? Ăn hạt dẻ có tăng cân không?
Hạt é và hạt chia có giống nhau không? Có phải là một loại không?
Cách làm ngũ cốc lợi sữa cho mẹ sau sinh tại nhà an toàn, tiết kiệm
Hạt óc chó có tác dụng gì? Cách sử dụng quả óc chó
Hạt hạnh nhân có tác dụng gì? Hạnh nhân bao nhiêu calo?