Các tác dụng của hạt lanh đối với cơ thể
Vì sao hạt lanh được gọi là siêu thực phẩm hãy cùng tìm hiểu các công dụng của hạt lanh để giải mãi cho nhận định này.
1. Hàm lượng chất xơ cao nhưng hàm lượng carb thấp.
Một trong những lợi ích đặc biệt nhất của hạt lanh là có độ nhớt cao (chất nhầy), một chất xơ tạo gel hòa tan trong nước. Chất này di chuyển qua đường tiêu hóa mà không phân hủy. Sau khi ăn, chất nhầy từ hạt lanh có thể giữ cho thức ăn trong dạ dày chảy nhanh vào ruột non, từ đó làm tăng sự hấp thu chất dinh dưỡng và giúp bạn cảm thấy no hơn.
Hạt lanh có hàm lượng carbohydrate thấp nhưng chất xơ hòa tan và không hòa tan rất cao. Điều đó có nghĩa là nó cũng hỗ trợ giải độc ruột kết, có thể giúp giảm mỡ hiệu quả.
2. Giảm cholesterol và điều trị tăng lipid máu
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nutrition and VnAskbolism cho thấy việc thêm hạt lanh vào chế độ ăn uống của bạn có thể làm giảm cholesterol tự nhiên bằng cách tăng lượng chất béo bài tiết qua đường ruột.
Hàm lượng chất xơ hòa tan, chất béo trong hạt lanh làm cholesterol trong hệ tiêu hóa không thể hấp thu được. Chất xơ và cholesterol cũng được giữ trong túi mật, sau đó được bài tiết qua hệ tiêu hóa, buộc cơ thể tạo ra nhiều hơn, sử dụng hết cholesterol dư thừa trong máu và do đó làm giảm cholesterol.
4. Giúp làn da và mái tóc khỏe mạnh
Chất béo ALA trong hạt lanh cung cấp các axit béo thiết yếu cũng như các vitamin nhóm B, có thể giúp giảm khô da và bong tróc. Những lợi ích tương tự cũng áp dụng cho sức khỏe của mắt, vì hạt lanh có thể giúp giảm hội chứng khô mắt nhờ chất nhầy có sẵn trong hạt.
Dầu hạt lanh là một lựa chọn tuyệt vời cho làn da, móng tay, mắt và tóc của bạn vì nó có hàm lượng chất béo lành mạnh cao hơn.
Nếu bạn muốn da, tóc và móng tay khỏe mạnh hơn, hãy thêm hai thìa hạt lanh vào sinh tố hoặc một thìa dầu hạt lanh vào món ăn của bạn mỗi ngày.
Dầu hạt lanh có thể được pha trộn với các loại tinh dầu và sử dụng tại chỗ như một loại kem dưỡng ẩm da tự nhiên, vì nó dễ dàng thẩm thấu vào da để dưỡng ẩm.
5. Hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa
Hạt lanh có khả năng thúc đẩy sức khỏe tiêu hóa. ALA trong lanh có thể giúp giảm viêm và bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa. Hạt lanh được chứng minh là có lợi cho những người mắc bệnh Crohn (viêm ruột từng vùng) và các bệnh tiêu hóa khác.
Chất xơ được tìm thấy trong hạt lanh cung cấp thức ăn cho vi khuẩn có lợi trong đại tràng, từ đó giúp làm sạch chất thải từ hệ thống của bạn.
Hạt lanh chứa hàm lượng cao chất xơ hòa tan và không hòa tan, có nghĩa là nó rất hữu ích cho việc duy trì vận động ruột bình thường. Chất nhầy trong hạt lanh có tính chất bôi trơn nên các chất thải được vận chuyển dễ dàng.
Hạt lanh được coi là một trong những biện pháp tự nhiên tốt nhất giả quyết tình trạng táo bón. Magie trong hạt lanh là một chất dinh dưỡng thúc đẩy sức khỏe tiêu hóa bằng cách hydrating phân và giải tỏa áp lực các cơ trong đường tiêu hóa.
6. Giảm cân
Hạt lanh có đủ chất béo lành mạnh và chất xơ, bởi vậy nó giúp bạn có cảm giác no lâu hơn. Điều này làm bạn mất cảm giác thèm ăn, từ đó giúp kiểm soát lượng thức ăn đưa vào cơ thể và cân nặng.
Chất béo ALA cũng có thể giúp giảm viêm và giúp cân bằng nội tiết tố. Cơ thể bị viêm có xu hướng giữ cân nặng quá mức, cộng thêm vấn đề về tiêu hóa như táo bón và đầy hơi làm bạn mệt m ỏi, phát phì. Thêm một vài thìa cà phê hạt lanh vào súp, salad hoặc sinh tố hàng ngày là các giảm cân lành mạnh và hiệu quả.
7. Tốt cho phụ nữ mãn kinh
Các lignan trong hạt lanh đã được chứng minh là có lợi ích cho phụ nữ mãn kinh. Nó có thể được sử dụng như là một thay thế cho liệu pháp thay thế hormone vì lignans có tính chất của estrogen. Các tính chất này cũng có thể giúp giảm nguy cơ loãng xương. Nó thậm chí có thể giúp kinh nguyệt phụ nữ duy trì chu kỳ đều đặn.
8. Bảo vệ tim mạch
Do sự có mặt với hàm lượng cao của axit alpha linolenic (ALA), một loại axit béo omega-3 có nguồn gốc thực vật, hạt lanh được biết đến là có lợi ích bảo vệ tim mạch. Hạt lanh hỗ trợ trong giảm cholesterol tổng số, cholesterol LDL và cũng giúp cho tiểu cầu trở lên dính do đó làm giảm nguy cơ đau tim.
12. Cải thiện tâm trạng
Hạt lanh có thành phần thúc đẩy tâm trạng: Axit docosahexaenoic (DHA) cần thiết cho chức năng thích hợp của các tế bào não. Hạt lanh làm giảm nguy cơ của bệnh Alzheimer do sự có mặt của axit béo omega-3.
>> Xem thêm: Hạt é từ cây gì? Uống hạt é có tác dụng gì, có giảm cân không?
Xem thêm
Cách bảo quản hạt sen tươi được lâu, không bị đen ăn cả năm
Các loại đậu giàu protein tốt cho sức khỏe
Hạt é từ cây gì? Uống hạt é có tác dụng gì, có giảm cân không?
Hạt macca là gì? Hạt macca có tác dụng gì?
Hạt diêm mạch quinoa là gì, có tác dụng gì? 2 Cách nấu hạt quinoa
Hạt óc chó có tác dụng gì? Cách sử dụng quả óc chó
Hạt dổi có tác dụng gì, giá bao nhiêu? Cách chế biến hạt dổi
Ăn hạt mít có tác dụng gì? Ăn hạt mít luộc có tăng cân không?
Hạt chia kỵ với gì? 6 Tác hại của hạt chia khi sử dụng sai cách