2 Cách ngâm rượu vải ngon, để được lâu tại nhà

2 Cách ngâm rượu vải ngon, để được lâu tại nhà

Không chỉ được dùng để làm các món tráng miệng, ăn vặt hay chế biến đồ ăn mặn, trái vải còn thường được sử dụng để ngâm rượu. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn một số cách ngâm rượu vải ngon, để được lâu nhất. Mời bạn cùng tham khảo nhé.

Cách ngâm rượu vải

Vải ngâm rượu có tác dụng gì?

1.

Bản thân trái vải đã có nhiều công dụng, vậy nên khi được lên men, ngâm trong rượu thì những dưỡng chất ấy sẽ được giữ nguyên và đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Cụ thể vải ngâm rượu có công dụng:

  • Cải thiện chức năng sinh lý ở nam giới
  • Tăng cường khả năng miễn dịch
  • Hỗ trợ ngăn ngừa sự hình thành của các tế bào ung thư nhờ polyphenolic và proanthocyanidins có tác dụng trung hòa các gốc tự do
  • Hỗ trợ cải thiện lưu thông máu
  • Hỗ trợ cải thiện đau răng, lợi
  • Hỗ trợ cải thiện trí nhớ...

Công dụng của rượu vải

2 Cách ngâm rượu vải ngon, để được lâu tại nhà

2.

Cách ngâm rượu vải từ vải tươi

Chuẩn bị:

  • 5kg vải tươi
  • 2 lít rượu trắng 40 độ
  • Bình ngâm rượu

Cách làm: 

  • Rửa vải vài lần với nước, sau đó lột vỏ, tách lấy phần cùi vải và bỏ hạt
  • Cho phần cùi vải vào chậu nước muối loãng ngâm khoảng 2 tiếng rồi rửa lại nhiều lần và để cho vải thật ráo nước. Lưu ý là dùng nước đun sôi để nguội để ngâm và rửa vải nhé.
  • Tiếp đến, bạn cho vải vào hũ thủy tinh đã được tiệt trùng sạch sẽ rồi cho rượu trắng vào, đậy nắp bình và để ở nơi thoáng mát 10 - 15 ngày.
  • Sau thời gian này bạn có thể mang rượu vải ra thưởng thức.

Ngâm rượu vải tươi

Cách ngâm rượu vải từ vải khô

Chuẩn bị:

  • 7g cùi vải khô
  • 9g bạch truật lê
  • 9g viễn chí
  • 9g dâm dương hoắc
  • 3g trầm hương
  • 1 lít rượu trắng 40 độ
  • Bình thủy tinh

Cách làm: 

  • Bỏ vỏ, tách lấy phần cùi vải khô và bỏ hạt
  • Vệ sinh, tiệt trùng bình ngâm rượu thật sạch, phơi khô sau đó tráng qua vài lần với rượu trắng
  • Cho cùi vải khô vào bình ngâm rượu, sau đó cho các nguyên liệu đã chuẩn bị vào cùng. Lưu ý nguyên liệu nào to thì bạn có thể thái nhỏ rồi mới cho vào.
  • Tiếp đến bạn đổ rượu trắng vào bình, đậy nắp bình cho kín và để ở nơi khô ráo sau 10 ngày là có thể sử dụng

Ngâm rượu vải khô

Ngâm rượu vải tươi để được bảo lâu?

3.

Rượu vải tươi có thể bảo quản được trong khoảng 1 năm. Tuy nhiên để càng lâu thì rượu vải càng giảm bớt độ ngon vậy nên khi ngâm bạn cũng nên ngâm số lượng vừa phải, tránh ngâm quá nhiều nhé.

Ngâm rượu vải cả hạt có tốt không?

4.

Thông thường nhiều người khi ngâm vải với rượu sẽ loại bỏ hạt. Tuy nhiên chính hạt của trái vải lại có khá nhiều công dụng đã được cả y học hiện đại lẫn y học cổ truyền công nhận.

Theo đó, theo các nghiên cứu dược lý hiện đại thì hạt vải có thể làm giảm glucose trong máu, hỗ trợ ngăn ngừa kết tập tiểu cầu, chữa đau bụng, tiểu đường hoặc đau tinh hoàn...

Còn trong y học cổ truyền, hạt vải có tính ấm và nằm trong nhóm "điều hòa khí". Thường thì các loại thảo mộc thuộc nhóm này được dùng để điều trị một số bệnh "khí trệ" tức là khí bị tắc nghẽn trong cơ quan của dạ dày, phổi, gan...

Chính vì có nhiều lợi ích thế nên bạn hoàn toàn có thể dùng cả hạt vải để ngâm rượu mà không cần loại bỏ nhé.

Trên đây là 2 cách ngâm rượu vải ngon, để được lâu tại nhà mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

>>> Tham khảo thêm: