Uống trà hoa đậu biếc mỗi ngày có tốt không? Có tác dụng gì?
Trà hoa đậu biếc được rất nhiều người sử dụng để làm đồ uống, tuy nhiên, khi sử dụng, chúng ta cần tìm hiểu rõ uống trà hoa đậu biếc mỗi ngày có tốt không, có tác dụng gì? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những công dụng mà trà hoa đậu biếc mang lại cũng như cách sử dụng loại trà này sao cho hiệu quả, đảm bảo sức khỏe nhất!
Uống trà hoa đậu biếc mỗi ngày có tốt không?
Trà hoa đậu biếc được làm từ hoa đậu biếc (hay cây bông biếc), là một loài thực vật thân thảo có nguồn gốc từ các nước châu Á xích đạo như Nam Á và Đông Nam Á. Sau này, cây hoa đậu biếc dần được du nhập và nhân giống, trồng tại nhiều vùng khác trên thế giới như châu Phi, Úc và châu Mỹ.
Ở Việt Nam hoa đậu biếc được trồng rộng rãi để trang trí các bờ rào, cổng nhà, làm phân xanh, che phủ đất và để cải tạo đất cằn cỗi. Ngoài ra, người ta còn hay sử dụng ho của cây đậu biếc dùng để làm trà uống hằng ngày. Trong hạt của cây hoa đậu biếc có chứa chất nhựa đắng và chứa rất nhiều acid amin như leucin, valin, adenin và isoleucin, lá có chứa aparajita, glucose, hoa chứa glycosid và este. Bên cạnh đó, người ta còn tìm thấy anthocyanin, flavonoid trong loài hoa này.
Trà hoa đậu biếc từ lâu đã được người Việt Nam sử dụng như một loại nước uống, chính vì vậy, khá nhiều người tò mò rằng uống trà hòa đậu biếc mỗi ngày có tốt không. Câu trả lời là có. Trà hoa đậu biếc được đánh giá là tốt cho sức khỏe nếu biết sử dụng đúng cách, đúng liều lượng. Loại trà này có thể mang lại nhiều tác dụng lớn với cơ thể, cải thiện sức khỏe cho con người. Cụ thể những tác dụng đó là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong phần tiếp theo của bài viết nhé!
Uống trà hoa đậu biếc có tác dụng gì?
Cải thiện sức khỏe não bộ
Tác dụng không thể không nhắc đến của trà hoa đậu biếc đó là nó tốt cho sức khỏe não bộ. Trong hoa đậu biếc có chứa proanthocyanidin - một hoạt chất có nhiều tác dụng tích cực với hệ thần kinh trung ương, giúp lưu thông máu lên não dễ dàng hơn, bên cạnh đó nó cũng giúp người dùng tăng cường trí nhớ.
Ngoài ra, trà hoa đậu biếc còn góp phần thư giãn thần kinh giúp cải thiện tâm trạng và mang lại giấc ngủ ngon cho bạn. Việc này sẽ có hiệu quả trong việc chống trầm cảm, căng thẳng và lo âu.
Giảm đau, hạ sốt
Các chất trong trà hoa đậu biếc làm các mạch máu dưới da mở rộng giúp tăng lưu lượng máu từ đó giảm nhiệt độ cơ thể, kích thích cơ thể đổ mồ hôi và giải cảm nhanh chóng. Do vậy, sử dụng trà hoa đậu biếc giúp hạ sốt là phương pháp tối ưu khi vừa nhanh chóng lại an toàn. Nếu bạn bị sốt, chỉ cần dùng 200 - 400mg chiết xuất trà hoa đậu biếc thì trong vòng 5 giờ là có thể giúp cơ thể hạ nhiệt. Ngoài ra, loài hoa này còn có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và tiêu sưng rất hiệu quả.
Ngăn ngừa lão hóa sớm
Trà hoa đậu biếc có chứa các chất làm chậm quá trình oxy hóa của tóc, tăng lưu lượng máu ở da đầu, củng cố nang tóc, cải thiện tình trạng bạc tóc hay hói đầu sớm. Chất elastin và collagen trong trà hoa đậu biếc giúp ngăn ngừa nếp nhăn cũng như tăng độ đàn hồi cho da, giúp là da giữ được nét tươi trẻ, rạng ngời.
Các flavonoid và anthocyanin trong trà hoa đậu biếc đẩy mạnh quá trình sản sinh collagen giúp da căng bóng, đàn hồi hơn. Ngoài ra trà hoa đậu biếc còn giúp tăng tế bào tóc và dưỡng ẩm da nhờ chất quercetin.
Cải thiện thị lực
Sử dụng trà hoa đậu biết mỗi ngày hoặc thêm vào các món ăn sẽ giúp giúp cải thiện thị lực và hỗ trợ điều trị các vấn đề liên quan đến mắt bởi chất proanthocyanidin trong trà có tác dụng tăng lưu thông máu đến các mao mạch mắt, góp phần trong việc điều trị các bệnh về mắt như tổn thương võng mạc, tăng nhãn áp hoặc mắt bị mờ
Kiểm soát đường huyết
Trà hoa đậu biếc giúp ức chế sự hấp thụ glucose thừa từ thực phẩm giúp kiểm soát và ổn định đường huyết. Ngoài ra, các chất flavonoid còn kích thích tuyến tụy sản sinh chất insulin giúp người bệnh kiểm soát đường huyết tốt hơn và giảm nguy cơ biến chứng từ tiểu đường.
Duy trì sức khỏe tim mạch
Các chất chống oxy hóa trong trà hoa đậu biếc giúp loại bỏ các cholesterol xấu trong máu và chất triglyceride trong huyết thanh từ đó cải thiện các bệnh về tim mạch.
Cung cấp các chất chống oxy hóa
Trà hoa đậu biếc có hàm lượng chất chống oxy hóa cao tương đương với trà xanh. Các chất này giúp bảo vệ cơ thể khỏi tổn hại nguy hiểm của các gốc tự do như viêm mãn tính, giảm khả năng miễn dịch và một số bệnh ung thư. Rễ và hạt của cây đậu biếc chứa những hợp chất chống oxy hóa như flavonoid và anthocyanin, có cả nucleotide có khả năng sản sinh chất chống oxy hóa.
Hỗ trợ giảm cân
Anthocyanin có khả năng gây ức chế quá trình phản ứng của peroxy chuyển hóa thành lipid, ngăn chặn tình trạng tích tụ mỡ thừa ở bụng và hạn chế tình trạng béo phì. Bên cạnh đó, EGCG cũng thúc đẩy việc đốt cháy calo bằng cách tăng cường trao đổi chất.
Những lưu ý khi sử dụng trà hoa đậu biếc
Mặc dù trà hoa đậu biếc rất có lợi cho sức khỏe nhưng sử dụng quá nhiều cũng không tốt, thậm chí còn phản tác dụng. Vì vậy, khi uống trà hoa đậu biếc hằng ngày, bạn cần lưu ý:
- Trong hoa đậu biếc có chất anthocyanin là một chất độc nếu sử dụng quá 640mg mỗi ngày. Vì vậy, chúng ta chỉ nên uống 1 - 2 ly trà hoa đậu biếc/ngày ( tương đương 1 - 2gr hoa khô) để đảm bảo sức khỏe.
- Anthocyanin còn gây ức chế tụ tiểu cầu, tăng lưu thông máu, thúc đẩy co bóp tử cung nên cần hạn chế sử dụng cho phụ nữ đang mang thai, đang hành kinh, người chuẩn bị phẫu thuật hoặc đang dùng thuốc chống đông máu.
- Rễ và hạt của cây đậu biếc có chứa một lượng nhỏ chất để sản xuất thuốc tẩy rửa, thuốc xổ... nếu ăn nhầm sẽ ra gây tình trạng ói mửa, buồn nôn. Khi dùng hoa đậu biếc có lẫn hạt, trẻ nhỏ có thể gặp tình trạng nôn mửa, tiêu chảy...
- Người bị bệnh huyết áp thấp nên cân nhắc sử dụng điều độ bởi trong trà hoa đậu biếc có thành phần làm hạ huyết áp và giảm đường huyết.
Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đã hiểu thêm về những tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe mà trà hoa đậu biếc đem lại. Để tham khảo thêm những thông tin thú vị khác, hãy thường xuyên truy cập cập nhé! Hẹn gặp lại bạn trong các bài viết sau!
Tham khảo thêm
- Bí đao nấu nước uống có tác dụng gì? Ăn bí đao có tác dụng gì?
- Dâu tằm có tác dụng gì? Tác dụng của quả dâu tằm, lá dâu tằm
- Nụ hoa tam thất có tác dụng gì? 8 tác dụng của nụ hoa tam thất
- 10 tác dụng của quả mâm xôi (phúc bồn tử) với sức khỏe
- Rượu tỏi có tác dụng gì? Uống rượu tỏi đúng cách như thế nào?
- Trà atiso đỏ có tác dụng gì? Cách làm trà atiso đỏ khô và cách pha trà atiso đỏ
Xem thêm
Cách nấu chè đậu xanh đánh nước cốt dừa ngon, nhuyễn
Công thức làm sâm bí đao giải nhiệt ngày Tết
Nước mía có tác dụng gì? Uống nước mía nhiều có tốt không?
[Gợi ý] Những món ngon giải nhiệt mùa hè từ sữa đậu nành chị em không thể bỏ qua
Cách làm trà gạo rang thơm phức, siêu ngon
5 Cách ngâm dâu tằm ngon, để được lâu đơn giản tại nhà
Cocktail là gì? Tên các loại cocktail nổi tiếng và ý nghĩa của chúng
Cách ngâm dâu tằm với đường phèn để được lâu, thơm ngon
Rượu dâu tằm có tác dụng gì? Cách ngâm rượu dâu tằm ngon