Từ đơn là gì? Ví dụ và phân loại từ đơn
Khái niệm từ đơn và ví dụ
Từ đơn là từ chỉ có một tiếng.
Ví dụ: Ông, bà, cười, nói, đi, mừng...
Phân loại từ đơn
Từ đơn trong tiếng Việt được chia làm 2 loại:
- Từ đơn âm tiết: Là những từ chỉ do một tiếng hoặc một âm tiết có nghĩa tạo thành. Đây là loại từ đơn giản nhất từ cấu tạo cho đến nghĩa của từ.
- Từ đơn đa âm tiết: Là từ do hai âm tiết cấu tạo thành. Một số từ ngữ nước ngoài khi phiên âm sang tiếng Việt có thể có dấu - để ngăn cách giữa các âm tiết. Ngoài ra, từ đơn đa âm tiết còn được cấu tạo bởi 2 âm tiết không có nghĩa ghép lại với nhau, tuy nhiên, các từ đơn đa âm tiết sẽ không có trong chương trình học nên những từ có 2 âm tiết trở lên sẽ tạm thời được xếp vào từ ghép hoặc từ láy.
Tác dụng của từ đơn
Mỗi loại từ đơn đều có vai trò quan trọng như nhau, tuy có cấu tạo đơn giản nhất nhưng nó lại góp phần làm phong phú thêm vốn từ ngữ của Tiếng Việt. Với từ đơn, người dùng có thể dễ dàng biểu thị lời nói, suy nghĩ, ám chỉ các sự vật, sự việc, hiện tượng xung quanh chỉ bằng một âm tiết duy nhất mà vẫn đảm bảo người nghe hiểu được ý nghĩa của từ.
Ngoài ra, từ đơn còn góp phần cấu tạo nên những từ ngữ phức tạp hơn như từ ghép, từ láy, cụm từ... Chỉ với một âm tiết có nghĩa, đứng độc lập và đơn lẻ, người dùng có thể ghép các âm tiết lại với nhau để tạo nên những ngữ dài hơn và phức tạp hơn.
Cách phân biệt từ đơn và từ phức
Từ đơn là từ chỉ có một tiếng, còn từ phức được tạo thành từ hai hoặc nhiều tiếng.
Xem thêm
Nói giảm nói tránh là gì? Tác dụng và ví dụ về nói giảm nói tránh
Vần lưng là gì? Ví dụ về cách gieo vần lưng
Những câu nói hay áp dụng vào NLXH giúp tạo ấn tượng
Tính từ là gì? Vị trí, phân loại và ví dụ về tình từ
Câu khiến là gì? Cách đặt câu khiến chuẩn nhất
Từ đơn là gì? Ví dụ và phân loại từ đơn
Vần liền là gì? Những bài thơ vần liền hay
Phó từ là gì? Phân loại, tác dụng và vị trí của phó từ
Điệp từ là gì? Tác dụng của điệp từ và ví dụ