Biện pháp tu từ là gì? Tên và tác dụng của các biện pháp tu từ

Cập nhật: 05/10/2024

Tu từ là gì?

1.

Biện pháp tu từ là việc sử dụng ngôn ngữ theo một cách đặc biệt (về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, văn bản) giúp cho lời văn hay hơn, đẹp hơn, nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm trong diễn đạt và tạo ấn tượng với người đọc.

Các biện pháp tu từ

2.

Có hai biện pháp tu từ chính, cụ thể:

Biện pháp tu từ từ vựng

  • Biện pháp so sánh: Giúp hình ảnh được miêu tả thêm phần sinh động hơn và giúp người đọc dễ hiểu, tưởng tượng và hình dung rõ nét hơn về vấn đề đang nói đến.
  • Biện pháp ẩn dụ: Gọi tên sự vật, sự việc bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nhau nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm.
  • Biện pháp hoán dụ: Dùng tên sự vật, hiện tượng này để gọi tên sự vật, hiện tượng khác dựa trên những điểm giống nhau, gần gũi giữa chúng.
  • Biện pháp nhân hóa: Gán những đặc điểm, hành động của con người cho các sự vật, hiện tượng không phải là con người.
  • Biện pháp điệp ngữ: Lặp lại một từ, cụm từ hoặc cả câu để nhấn mạnh ý nghĩa, tạo nhịp điệu cho câu văn.
  • Biện pháp nói giảm - nói tránh: Biểu đạt một cách tế nhị, nhẹ nhàng và làm giảm cảm giác nặng nề, ghê sợ, đau buồn trong lời nói hoặc câu văn.
  • Biện  pháp nói quá: Nói phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của một sự vật, sự việc hay hiện tượng có thật trong thực tế, tuy nhiên nó không phải nói khoác, nói sai sự thật.
  • Biện pháp liệt kê: Giúp làm tăng hiệu quả diễn đạt, biểu đạt, liệt kê sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ thông tin với nhiều khía cạnh khác nhau.
  • Biện pháp chơi chữ: Dùng những đặc điểm về âm, nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước và cả châm biếm để làm cho câu văn trở nên hấp dẫn và thú vị hơn.

Biện pháp tu từ cú pháp

  • Đảo ngữ: Thay đổi vị trí của một từ hay cụm từ trong câu nhưng vẫn không làm mất đi quan hệ cú pháp vốn có.
  • Điệp cấu trúc: Dùng sự trùng điệp về âm hưởng bằng cách lặp đi lặp lại những thanh điệu cùng nhóm bằng hoặc nhóm trắc nhằm tăng nhạc tính, tính tạo hình và biểu cảm của câu thơ.
  • Chêm xen: Chêm vào câu một cụm từ không trực tiếp có quan hệ đến quan hệ ngữ pháp trong câu nhưng có tác dụng rõ rệt để bổ sung thông tin cần thiết hoặc bộc lộ cảm xúc.
  • Câu hỏi tu từ: Là câu được đặt ra nhưng không nhằm mục đích tìm kiếm câu trả lời hoặc câu trả lời nằm ngay trong câu hỏi.
  • Phép đối: Là cách sắp xếp đặt từ ngữ, cụm từ và câu ở vị trí cân xứng nhau nhằm tạo hiệu quả giống nhau hoặc trái ngược nhau.

Tác dụng của các biện pháp tu từ

3.
  • Tăng cường tính biểu cảm và gợi hình: Các biện pháp tu từ thường giúp ngôn từ trở nên giàu cảm xúc, mang tính nghệ thuật và gợi hình ảnh rõ ràng hơn. Điều này giúp người đọc, người nghe có thể dễ dàng hình dung và cảm nhận được những gì tác giả muốn truyền đạt.
  • Tạo ấn tượng mạnh và sâu sắc: Việc sử dụng biện pháp tu từ giúp cho câu văn, đoạn thơ có nhấn nhá, nổi bật ý chính của tác phẩm. Từ đó giúp người đọc dễ dàng ghi nhớ và bị cuốn hút bởi tác phẩm.
  • Tạo âm điệu nhịp nhàng và thu hút: Những biện pháp tu từ như phép đối, phép điệp sẽ tạo nhịp điệu cho câu văn, từ đó giúp ngôn ngữ trở nên lôi cuốn, dễ đọc và dễ nhớ hơn.
  • Nhấn mạnh ý tưởng và thông điệp: Các biện pháp tu từ giúp tác giả làm rõ ý tưởng quan trọng hoặc nhấn mạnh lên thông điệp cần truyền tải. Điều này giúp cho đoạn văn trở nên rõ ràng và dễ hiểu hơn.
  • Tạo sự mới mẻ và sáng tạo trong cách diễn đạt: Thay vì sử dụng những từ ngữ và cách nói thông thường thì biện pháp tu từ giúp cho tác giả sáng tạo trong cách diễn đạt, làm mới ngôn ngữ cũng như thể hiện tư duy nghệ thuật độc đáo.
  • Gợi liên tưởng và mở rộng ý nghĩa: Các biện pháp tu từ như hoán dụ, ẩn dụ sẽ giúp người đọc liên tưởng từ một hình ảnh cụ thể sang các tầng ý nghĩa sâu xa hơn, mở rộng sự hiểu biết và cảm nhận về vấn đề.

Ví dụ về biện pháp tu từ

4.

Sau đây là một số ví dụ về biện pháp tu từ mà bạn có thể tham khảo:

1. Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông.

Phân tích: Màu đỏ của hoa lựu được ví như ngọn lửa lập lòe, nó tạo nên hình ảnh sống động và gợi cảm.

2. Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.

Phân tích: Cụm từ áo chàm vốn chỉ trang phục đặc trưng của đồng bào dân tộc thiểu số tại Việt Bắc, dùng để chỉ những người mang trang phục đó trong buổi chia tay đã gợi lên hình ảnh gần gũi, thân thương giữa cán bộ kháng chiến và người dân Việt Bắc.