Nói quá là gì? Tác dụng và ví dụ về nói quá
Nói quá là gì? Tác dụng của nói quá
Nói quá (hay còn gọi là khoa trương) là biện pháp tu từ dùng cách phóng đại mức độ, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả nhằm gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
Ví dụ về nói quá
1. Mười bảy bẻ gãy sừng trâu.
Phân tích: Câu nói này nói quá sức mạnh phi thường của thanh niên (nhất là cái tuổi mười bảy).
2. Thuận vợ thuận chồng, tát biển Đông cũng cạn.
Phân tích: Biển Đông không bao giờ tát cạn được, câu nói sử dụng biện pháp nói quá nhằm khẳng định sức mạnh to lớn của sự đoàn kết vợ chồng, khi vợ chồng đồng lòng thì việc gì cũng có thể giải quyết.
3. Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng Mười chưa cười đã tối.
Phân tích: Nói quá về thời tiết của miền Bắc Việt Nam là mùa hè và mùa đông nhằm tăng sức biểu cảm cho người đọc. Người đọc có thể hiểu rằng đêm tháng Năm trời nhanh sáng hơn so với các tháng khác và tháng Mười thì trời sẽ nhanh tối hơn các tháng mùa hè. Điều này nhắc nhở con người cần cân bằng và sử dụng thời gian sao cho hợp lý.
4. Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi.
Phân tích: Trúc Nam Sơn rất nhiều, nước Đông Hải (biển Đông) dường như bất tận vậy mà không thể "ghi hết tội" hay "rửa sạch sự dơ bẩn" của lũ giặc. Ở đây tác giả đã dùng biện pháp nói quá để diễn tả tội ác nhiều vô kể và không thể nào tha thứ của lũ giặc, đồng thời thể hiện sự căm phẫn của bản thân.
>> Xem thêm: Hoán dụ là gì? Ví dụ, tác dụng và các loại hoán dụ
Xem thêm
Phó từ là gì? Phân loại, tác dụng và vị trí của phó từ
Những câu nói hay áp dụng vào NLXH giúp tạo ấn tượng
Danh từ chung là gì? Phân loại và ví dụ về danh từ chung
So sánh là gì? Tác dụng của so sánh
Hoán dụ là gì? Ví dụ, tác dụng và các loại hoán dụ
Tình bạn là gì? Ý nghĩa và giá trị của tình bạn đẹp
Nói quá là gì? Tác dụng và ví dụ về nói quá
Thán từ là gì? Tác dụng, phân loại và ví dụ về thán từ
Biện pháp tu từ là gì? Tên và tác dụng của các biện pháp tu từ