Danh từ là gì? Ví dụ về danh từ dễ hiểu nhất
Danh từ là gì?
1.
Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng tự nhiên, thời gian, khái niệm, đơn vị... Danh từ có thể kết hợp với một số từ ngữ khác để tạo thành cụm danh từ.
Ví dụ về danh từ
2.
- Danh từ chỉ người: mẹ, thầy giáo, cô giáo, bạn bè.
- Danh từ chỉ vật: bàn, ghế, cây, điện thoại.
- Danh từ chỉ hiện tượng tự nhiên: gió, nắng, mưa, bão, lũ lụt.
- Danh từ chỉ thời gian: giây, phút, giờ, tháng, năm.
- Danh từ chỉ đơn vị: con, cái, chiếc, miếng, lạng, cân, yến, tạ, mét.
- Danh từ chỉ khái niệm: văn hóa, khoa học, giáo dục, xã hội, chính trị, đạo đức, kinh nghiệm, lịch sử, ẩm thực, công nghệ.
Đặt câu chứa danh từ
Câu 1: Mẹ mua cho em một chiếc bàn mới.
Câu 2: Mùa mưa bắt đầu từ tháng Tư.
Phân loại danh từ
3.
Danh từ được chia thành 2 loại là danh từ chỉ sự vật và danh từ chỉ đơn vị. Trong đó:
Danh từ chỉ đơn vị phân thành:
- Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên (con, cái, chiếc, tờ, miếng....)
- Danh từ chỉ đơn vị quy ước (lạng, tấn, tạ, mét, ki-lô-gam...)
Danh từ chỉ sự vật gồm:
- Danh từ chung (sông, núi, người)
- Danh từ riêng (Tiền Giang, Phú Sĩ, Hồ Chí Minh)
Chức năng của danh từ
4.
Danh từ có thể đóng vai trò làm chủ ngữ hoặc là một bộ phận cấu thành nên vị ngữ của câu.
Ví dụ:
1. Cô bé học rất giỏi.
"Cô bé" trong câu trên là danh từ, đóng vai trò là chủ ngữ trong câu.
2. Lan là bác sĩ.
Trong câu trên, "Lan" và "bác sĩ" đều là danh từ. Trong đó "Lan" đóng vai trò là chủ ngữ, còn "bác sĩ" là một thành phần cấu tạo nên vị ngữ của câu.
Xem thêm
Trạng ngữ là gì? Phân loại, tác dụng và ví dụ về trạng ngữ
Trợ từ là gì? Ví dụ, tác dụng và các trợ từ trong Tiếng Việt
Hoán dụ là gì? Ví dụ, tác dụng và các loại hoán dụ
Nhân hóa là gì? Ví dụ về biện pháp nhân hóa
Điệp từ là gì? Tác dụng của điệp từ và ví dụ
Nói quá là gì? Tác dụng và ví dụ về nói quá
Từ đồng nghĩa là gì? Tác dụng, phân loại và ví dụ về từ đồng nghĩa
Những câu nói hay áp dụng vào NLXH giúp tạo ấn tượng
Liệt kê là gì? Tác dụng của liệt kê và ví dụ