Vần chân là gì? Ví dụ gieo vần chân
Vần chân là gì?
Vần chân (hay còn được gọi là cước vận) là vần được gieo vào cuối dòng thơ (khác với vần lưng là nằm ở giữa) nhằm đánh dấu sự kết thúc dòng thơ và tạo mối liên kết giữa các dòng thơ. Vần chân khá đa dạng, khi liên tiếp, khi giãn cách, khi ôm nhau hoặc khi hỗn hợp các loại trên...
Những bài thơ gieo vần chân hay
1. Đất nước
Ôi những cánh đồng quê chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều
Những đêm dài hành quân nung nấu
Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu.
Tác giả: Nguyễn Đình Thi
2. Tây Tiến
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi.
Tác giả: Quang Dũng
3. Viếng bạn
Ở đây không gỗ ván
Vùi anh trong tấm chăn
Của đồng bào Cửa Ngăn
Tặng tôi ngày phân tán.
Tác giả: Hoàng Lộc
4. Không tựa đề
Em vẽ làng xóm
Tre xanh, lúa xanh
Sông máng lượn quanh
Một dòng xanh mát.
Thơ: Sưu tầm
5. Không tựa đề
Cánh đập trời xanh
Cao hoài, cao vợi
Tiếng hót long lanh
Như cành sương chói.
Thơ: Sưu tầm
6. Tiếng không lời
Mây lưng chừng hàng
Về ngang lưng núi
Ngàn cây nghiêm trang
Mơ màng theo bụi.
Tác giả: Xuân Diệu
7. Không tựa đề
Mẹ em rất hiền
Đẹp hơn cô tiên
Mẹ chỉ thương em
Thương em nhất nhà.
Thơ: Sưu tầm
8. Không tựa đề
Quê hương là một tiếng ve
Lời ru của mẹ trưa hè à ơi
Dòng sông con nước đầy vơi
Quê hương là một góc trời tuổi thơ.
Thơ: Sưu tầm
Xem thêm
Nói quá là gì? Tác dụng và ví dụ về nói quá
Hoán dụ là gì? Ví dụ, tác dụng và các loại hoán dụ
Vần cách là gì? Ví dụ gieo vần cách
Danh từ chung là gì? Phân loại và ví dụ về danh từ chung
Điệp từ là gì? Tác dụng của điệp từ và ví dụ
Vần lưng là gì? Ví dụ về cách gieo vần lưng
Vần chân là gì? Ví dụ gieo vần chân
Danh từ riêng là gì? Quy tắc viết hoa danh từ riêng
Chơi chữ là gì? Ví dụ và tác dụng của phép chơi chữ