Tính từ là gì? Vị trí, phân loại và ví dụ về tình từ
Khái niệm tính từ
Tính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động hay trạng thái. Tính từ có thể kết hợp với những từ sẽ, đã, đang, cũng, vẫn... để tạo thành cụm tính từ, còn khả năng kết hợp với các từ hãy, đừng, chớ của tính từ rất hạn chế. Tính từ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu, tuy nhiên khả năng làm vị ngữ của tính từ có thể hạn chế hơn động từ.
Ví dụ về tính từ
1. Chiếc áo này có màu đỏ.
→ "Đỏ" là tính từ chỉ tính chất của sự vật.
2. Hôm nay cô ấy buồn.
→ "Buồn" chính là tính từ chỉ đặc điểm của trạng thái.
3. Ngôi làng nổi tiếng với những tòa lâu đài nguy nga, tráng lệ.
→ "Nguy nga", "tráng lệ" là những tính từ chỉ đặc điểm của những tòa lâu đài.
Các loại tính từ
Có hai loại tính từ chính, đó là:
- Tính từ chỉ đặc điểm tương đối: Có thể kết hợp với từ chỉ mức độ (rất, hơi, quá, khá, lắm, quá...). Ví dụ: "vàng" là tính từ chỉ đặc điểm tương đối, vì nó có thể kết hợp với các từ chỉ mức độ (rất vàng, vàng quá, hơi vàng...).
- Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối: Không thể kết hợp với từ chỉ mức độ. Ví dụ: "đỏ choét" là tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối, vì nó không thể kết hợp với các từ chỉ mức độ (ta nói "rất đỏ choét", "đỏ choét quá", "hơi đỏ choét"...).
Dấu hiệu nhận biết tính từ
- Tính từ thường đi kèm với các từ chỉ mức độ như lắm, vô cùng, rất, cực kỳ, hơi...
- Theo bản chất, tính từ được dùng để mô tả các đặc điểm bên ngoài như kích thước, hình dáng, tính cách bên trong của con người, sự vật, hiện tượng.
- Tính từ thường đảm nhận vai trò là vị ngữ trong câu.
Tính từ được dùng để làm gì?
Tính từ thường kết hợp với động từ và danh từ để bổ sung ý nghĩa về tính chất, đặc điểm và mức độ. Việc sử dụng tính từ không chỉ giúp người nghe, người đọc hiểu rõ hơn về sự vật, sự việc được nói đến, mà còn làm cho cách diễn đạt trở nên linh hoạt hơn.
Vị trí của tính từ
Trong tiếng Việt, tính từ thường đứng sau danh từ và động từ. Khi được dùng làm chủ ngữ thì tính từ sẽ đứng ở đầu câu, còn khi làm vị ngữ thì tính từ đứng ở cuối câu.
>> Xem thêm: Danh từ là gì?
Xem thêm
Nhân hóa là gì? Ví dụ về biện pháp nhân hóa
Nói giảm nói tránh là gì? Tác dụng và ví dụ về nói giảm nói tránh
Liệt kê là gì? Tác dụng của liệt kê và ví dụ
Trạng ngữ là gì? Phân loại, tác dụng và ví dụ về trạng ngữ
So sánh là gì? Tác dụng của so sánh
Đại từ là gì? Phân loại, vị trí, chức năng và ví dụ về đại từ
Câu khiến là gì? Cách đặt câu khiến chuẩn nhất
Hoán dụ là gì? Ví dụ, tác dụng và các loại hoán dụ
Điệp từ là gì? Tác dụng của điệp từ và ví dụ