Câu ghép là gì? Cách nối các vế câu ghép và ví dụ
Thế nào là câu ghép? Ví dụ
1.
Câu ghép là những câu do hai hoặc nhiều cụm chủ - vị không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm chủ vị này được gọi là một vế câu.
Ví dụ:
1. Trời mưa to nên chúng tôi không đi chơi.
→ Câu ghép sử dụng từ nối.
2. Mặt trời lặn sau núi, cả ngôi làng trở nên yên tĩnh.
→ Câu ghép không dùng từ nối.
Cách nối các vế câu ghép
2.
Có hai cách nối các vế câu:
- Dùng những từ có tác dụng nối, cụ thể:
- Nối bằng một quan hệ từ
- Nối bằng một cặp quan hệ từ
- Nối bằng một cặp phó từ, đại từ hoặc chỉ thường đi đôi với nhau (cặp từ hô ứng).
- Không dùng từ nối. Với trường hợp này, giữa các vế câu cần có dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm.
Các loại câu ghép
3.
Có 5 loại câu phép, cụ thể:
- Câu ghép đẳng lập: Gồm 2 vế câu không phụ thuộc vào nhau và có mối quan hệ ngang hàng, không phụ thuộc vào nhau. Các vế câu trong câu ghép đẳng lập được kết nối bằng quan hệ từ đẳng lập nên mối quan hệ giữa chúng nhìn chung khá lỏng lẻo.
- Câu ghép chính phụ: Là câu được nối với nhau bằng quan hệ từ hoặc được kết nối bằng một cặp từ hô ứng. Câu ghép chính phụ cũng có hai vế nhưng lại phụ thuộc lẫn nhau, được kết nối bằng quan hệ từ chính phụ nên nối quan hệ trong câu ghép chính phụ thường rất chặt chẽ.
- Câu ghép hô ứng: Hay còn được gọi là câu ghép qua lại. Mối quan hệ giữa chúng thường rất chặt chẽ, không thể tách riêng các vế ở trong câu thành câu đơn.
- Câu ghép chuỗi: Là câu ghép có hai vế trở lên, giữa các vế có quan hệ chuỗi, có nghĩa là theo kiểu liệt kê. Các vế trong câu được ngăn cách nhau bằng các dấu câu: Dấu chấm phẩy (;), dấu hai chấm (:), dấu phẩy (,).
- Câu ghép hỗn hợp: Giữa các vế của câu ghép hỗn hợp sẽ có mối quan hệ tầng bậc và có nhiều kiểu quan hệ về ngữ pháp.
Tác dụng của câu ghép
4.
Câu ghép có tác dụng giúp cho câu văn không bị hụt hay thiếu ý, đồng thời giúp nêu rõ ràng, trọn vẹn ý nghĩa câu cần diễn đạt.
Cách nhận biết câu ghép
5.
Để nhận biết được câu ghép, bạn có thể dựa vào những dấu hiệu như:
- Có 2 mệnh đề trở lên, mỗi mệnh đề đều có chủ ngữ, vị ngữ riêng và có thể tự tạo thành một câu đơn độc lập.
- Mỗi mệnh đề đều có ý nghĩa hoàn chỉnh, có thể tách ra thành các câu độc lập mà không làm thay đổi ý nghĩa cơ bản.
- Có từ nối (và, hoặc, nhưng, vì, nên...) hoặc dấu câu (dấu phẩy, dấu chấm phẩy, dấu hai chấm).
- Có quan hệ giữa các mệnh đề như nguyên nhân - kết quả, giả thiết - kết quả, điều kiện - kết quả, bổ sung hoặc đối lập.
Xem thêm
Thán từ là gì? Tác dụng, phân loại và ví dụ về thán từ
Vần lưng là gì? Ví dụ về cách gieo vần lưng
Liệt kê là gì? Tác dụng của liệt kê và ví dụ
Nói giảm nói tránh là gì? Tác dụng và ví dụ về nói giảm nói tránh
Hoán dụ là gì? Ví dụ, tác dụng và các loại hoán dụ
Từ đồng nghĩa là gì? Tác dụng, phân loại và ví dụ về từ đồng nghĩa
Ẩn dụ là gì? Tác dụng, phân loại và ví dụ về ẩn dụ
Vần liền là gì? Những bài thơ vần liền hay
Điệp từ là gì? Tác dụng của điệp từ và ví dụ