Vần lưng là gì? Ví dụ về cách gieo vần lưng
Vần lưng là gì?
Vần lưng (hay còn được gọi là yêu vận) là vần được gieo ở giữa dòng thơ (khác với vần chân nằm ở cuối dòng thơ). Vần lưng được xem là một hiện tượng đặc biệt của vần luật Việt Nam bởi nó đã làm giàu nhạc điệu của tiếng Việt cũng như câu thơ Việt Nam.
Bài thơ gieo vần lưng
1. Mẹ Tơm
Tôi lại về quê mẹ nuôi xưa
Một buổi trưa, nắng dài bãi cát
Gió lộng xôn xao, sóng biển đu đưa
Mát rượi lòng ta ngân nga tiếng hát.
Tác giả: Tố Hữu
2. Tương tư
Nhà em có một giàn giầu,
Nhà anh có một hàng cau liên phòng.
Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông,
Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?
Tác giả: Nguyễn Bính
3. Con chim chiền chiện
Tiếng ngọc trong veo
Chim gieo từng chuỗi
Lòng chim vui nhiều
Hát không biết mỏi.
Tác giả: Huy Cận
4. Tiếng không lời
Mây lưng chừng hàng
Về ngang lưng núi
Ngàn cây nghiêm trang
Mơ màng theo bụi.
Tác giả: Xuân Diệu
5. Không tựa đề
Em vẽ làng xóm
Tre xanh, lúa xanh
Sông máng lượn quanh
Một dòng xanh mát.
Thơ: Sưu tầm
6. Không tựa đề
Quê hương là một tiếng ve
Lời ru của mẹ trưa hè à ơi
Dòng sông con nước đầy vơi
Quê hương là một góc trời tuổi thơ.
Thơ: Sưu tầm
Xem thêm
Chơi chữ là gì? Ví dụ và tác dụng của phép chơi chữ
Vần liền là gì? Những bài thơ vần liền hay
Danh từ riêng là gì? Quy tắc viết hoa danh từ riêng
Nói giảm nói tránh là gì? Tác dụng và ví dụ về nói giảm nói tránh
Vần chân là gì? Ví dụ gieo vần chân
Cụm danh từ là gì? Cấu tạo của cụm danh từ
Ẩn dụ là gì? Tác dụng, phân loại và ví dụ về ẩn dụ
Danh từ là gì? Ví dụ về danh từ dễ hiểu nhất
Điệp từ là gì? Tác dụng của điệp từ và ví dụ