Nói giảm nói tránh là gì? Tác dụng và ví dụ về nói giảm nói tránh
Nói giảm nói tránh là gì? Có tác dụng gì?
Nói giảm nói tránh (hay còn gọi là nhã ngữ) là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, khéo léo nhằm tránh gây cảm giác quá đau buồn, nặng nề hoặc tránh sự thô tục, thiếu lịch sự (không giống như biện pháp nói quá, phóng đại mức độ lên).
Ví dụ về nói giảm nói tránh
1. Cách mấy tháng sau, đứa con lên sài bỏ đi để chị ở lại một mình.
Phân tích: Cụm từ "bỏ đi" là cách nói giảm nói tránh để biểu thị cái chết của nhân vật đứa con, nhằm tránh gây cảm giác quá đau buồn khi nói về nỗi đau của người mẹ trước việc mất đi đứa con yêu dấu của mình.
2. Cô muốn bạn A cần phải cố gắng hơn nữa.
Phân tích: Cô giáo dùng từ cần phải cố gắng hơn nữa ở đây nghĩa là kém, dốt (bạn A còn kém lắm) để làm giảm mức độ nghiêm trọng trong việc học của học sinh A.
3. Vườn rau này cần được có người chăm sóc và tưới nước nhiều hơn.
Phân tích: Câu nói này có nghĩa là vườn rau này đã héo úa, nhưng người ta vẫn dùng câu cần được chăm sóc và tưới nước nhiều hơn để làm giảm mức độ nghiêm trong của vườn rau.
Xem thêm
Thán từ là gì? Tác dụng, phân loại và ví dụ về thán từ
Vần lưng là gì? Ví dụ về cách gieo vần lưng
Vần liền là gì? Những bài thơ vần liền hay
Nói giảm nói tránh là gì? Tác dụng và ví dụ về nói giảm nói tránh
Cụm danh từ là gì? Cấu tạo của cụm danh từ
Điệp từ là gì? Tác dụng của điệp từ và ví dụ
Chơi chữ là gì? Ví dụ và tác dụng của phép chơi chữ
Từ đồng âm là gì? Ví dụ, tác dụng và phân loại từ đồng âm
Đại từ là gì? Phân loại, vị trí, chức năng và ví dụ về đại từ