Câu khiến là gì? Cách đặt câu khiến chuẩn nhất
Câu khiến là gì? Ví dụ
Câu khiến (hay còn gọi là câu cầu khiến) được dùng để nêu yêu cầu, đề nghị, mong muốn... của người nói, người viết với người khác. Khi viết, cuối câu khiến thường có dấu chấm than hoặc dấu chấm.
Ví dụ:
1. Mẹ mời sứ giả vào đây cho con! - Trích Thánh Gióng -
2. Con cầm giúp mẹ cái bát này ra bàn nhé!
3. Em hãy gọi bạn A vào đây cho cô!
4. Lớp mình trật tự!
5. Bạn nhớ uống thuốc đúng giờ nhé!
Cách đặt câu khiến
Khi đặt câu khiến, bạn cần:
- Thêm từ "đừng", "hãy", "nên", "phải" hoặc những từ tương tự vào trước động từ chính trong câu.
- Thêm từ "đi", "lên", "thôi", "nào" hoặc những từ tương tự vào cuối câu để làm nổi bật yêu cầu hay lời gợi ý.
Ngoài ra, bạn có thể thêm những từ như "đề nghị", "mong", "xin" vào đầu câu để thể hiện sắc thái mong muốn. Đặc biệt, cuối câu khiến thường có dấu chấm than hoặc dấu chấm.
Tác dụng của câu khiến
Câu cầu khiến có thể tùy ngữ điệu, vai vế và mục đích mà có những tác dụng khác nhau, tuy nhiên câu khiến có tác dụng như:
- Ra lệnh: Dùng trong trường hợp ra lệnh cho người nhỏ tuổi, có chức vụ đị vị thấp hơn.
- Đưa ra yêu cầu, đề nghị: Có thể yêu cầu, đề nghị ai đó thực hiện theo ý mình, tác dụng yêu cầu có mức độ nhẹ hơn đề nghị và có thể áp dụng với bạn bè, đồng nghiệp.
- Đưa ra lời khuyên: Nếu là những mối quan hệ thân thiết thì bạn có thể dùng câu cầu khiến để khuyên bảo người khác.
Đặc điểm của câu khiến
Câu khiến sẽ có những từ mang tính chất điều khiển, ra lệnh, mong muốn, yêu cầu như:
- Thôi, đừng quá lo lắng: Dùng để khuyên bảo.
- Cứ đi đi: Dùng để yêu cầu.
- Đi thôi bạn: Dùng để yêu cầu.
Hai câu giống nhau về hình thức nhưng lại khác nhau về nội dung, ngữ điệu đọc cũng khác nhau. Ví dụ, cùng là câu "mở cửa" nhưng được sử dụng ở hai trường hợp dưới đây lại khác nhau về nội dung và ngữ điệu:
Trường hợp 1:
A: "Nãy bạn gọi tôi làm gì vậy?"
B: "Mở cửa."
Câu "mở cửa" ở đây là câu trần thuật để trả lời câu hỏi.
Trường hợp 2:
Đang ngồi học bài, Tuấn bỗng dưng nghe thấy tiếng ai đó vọng vào: "Mở cửa."
Câu "mở cửa" ở đây là câu cầu khiến dùng để ra lệnh, đề nghị.
→ Tóm lại, câu khiến có từ cầu khiến, ngữ điệu cầu khiến dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị. Khi viết, câu cầu khiến có dấu chấm than hoặc dấu chấm ở cuối câu.
>> Xem thêm: Câu ghép là gì?
Xem thêm
Thán từ là gì? Tác dụng, phân loại và ví dụ về thán từ
Từ ghép là gì? Phân loại và ví dụ về các từ ghép
Biện pháp tu từ là gì? Tên và tác dụng của các biện pháp tu từ
Câu ghép là gì? Cách nối các vế câu ghép và ví dụ
So sánh là gì? Tác dụng của so sánh
Từ đồng nghĩa là gì? Tác dụng, phân loại và ví dụ về từ đồng nghĩa
Cụm danh từ là gì? Cấu tạo của cụm danh từ
Từ đồng âm là gì? Ví dụ, tác dụng và phân loại từ đồng âm
Chơi chữ là gì? Ví dụ và tác dụng của phép chơi chữ