Trạng ngữ là gì? Phân loại, tác dụng và ví dụ về trạng ngữ
Khái niệm trạng ngữ
Trạng ngữ là thành phần phụ trong câu chỉ bối cảnh (thời gian, vị trí, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, tính chất...) của sự việc nêu trong câu. Trạng ngữ có thể được biểu hiện bằng từ, cụm từ và thường trả lời cho các câu hỏi Khi nào? Ở đâu? Vì sao? Để làm gì?
Các loại trạng ngữ
Có 5 loại trạng ngữ, cụ thể:
- Trạng ngữ chỉ thời gian: Chỉ về thời gian của sự việc, hành động đang diễn ra trong câu.
- Trạng ngữ chỉ nơi chốn: Là thành phần phụ trong câu có tác dụng chỉ rõ địa điểm, nơi chốn xảy ra sự việc, hành động đang xảy ra trong câu.
- Trạng ngữ chỉ nguyên nhân: Có độ dài dài hơn so với các loại khác do tính chất giải thích, nêu ra lý do tại sao sự việc trong câu lại diễn ra như vậy.
- Trạng ngữ chỉ mục đích: Đảm nhận vai trò của thành phần phụ trong câu hoàn chỉnh, chỉ mục đích của sự việc, hành động được nhắc đến trong câu.
- Trạng ngữ chỉ phương tiện: Làm rõ các phương tiện, cách thức di chuyển của sự việc, hành động, con người... được nhắc đến trong câu.
Trạng ngữ có tác dụng gì?
- Xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ, chính xác.
- Nối kết các câu, các đoạn với nhau, góp phần làm cho đoạn văn, bài văn được mạch lạc.
Vị trí của trạng ngữ
Mỗi trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, cuối câu hoặc giữa câu. Giữa trạng ngữ với chủ ngữ, vị ngữ thường sẽ có một quãng nghỉ khi nói hoặc một dấu phẩy khi viết.
Ví dụ về trạng ngữ
1. Buổi sáng, chim hót líu lo trên cành cây.
→ "Buổi sáng" trạng ngữ chỉ thời gian, "trên cành cây" là trạng ngữ chỉ nơi chốn.
2. Trên bầu trời, những vì sao sáng lấp lánh.
→ "Trên bầu trời" là trạng ngữ chỉ nơi chốn.
3. Cô ấy gửi thư bằng email.
→ "Bằng email" là trạng ngữ chỉ phương tiện.
4. Do trời mưa nên chúng tôi phải ở nhà.
→ "Do trời mưa" là trạng ngữ chỉ nguyên nhân.
5. Để đạt được điểm cao, cô ấy đã phải cố gắng rất nhiều.
→ "Để đạt được điểm cao" là trạng ngữ chỉ mục đích.
>> Xem thêm: Đại từ là gì?
Xem thêm
Danh từ chung là gì? Phân loại và ví dụ về danh từ chung
Dữ liệu là gì? Phân loại và vai trò của dữ liệu
Trợ từ là gì? Ví dụ, tác dụng và các trợ từ trong Tiếng Việt
So sánh là gì? Tác dụng của so sánh
Liệt kê là gì? Tác dụng của liệt kê và ví dụ
Vần liền là gì? Những bài thơ vần liền hay
Danh từ riêng là gì? Quy tắc viết hoa danh từ riêng
Nói quá là gì? Tác dụng và ví dụ về nói quá
Vần cách là gì? Ví dụ gieo vần cách