Đại từ là gì? Phân loại, vị trí, chức năng và ví dụ về đại từ
Đại từ là gì?
Đại từ là các từ ngữ được dùng để chỉ người, sự vật, hoạt động, tính chất... được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hay dùng để hỏi.
Có mấy loại đại từ trong tiếng Việt?
Trong tiếng Việt có các loại đại từ như:
- Đại từ để trỏ: Dùng để trỏ người, sự vật (gọi là đại từ xưng hô), trỏ số lượng, trỏ hoạt động, tính chất, sự việc. Ví dụ: Tôi, tao, tớ, mày, họ, chúng...
- Đại từ để hỏi: Dùng để hỏi về người, sự vật, số lượng, hoạt động, tính chất, sự việc. Ví dụ: ai, gì, sao, thế nào...
Vị trí của đại từ
Trong tiếng Việt, đại từ có thể đứng ở nhiều vị trí khác nhau trong câu tùy thuộc vào vai trò và ngữ cảnh. Có ba vị trí chính mà đại từ thường xuất hiện đó là:
- Đại từ làm chủ ngữ: Thường đứng ở đầu câu để chỉ chủ thể thực hiện hành động hoặc có đặc điểm nào đó.
- Đại từ làm bổ ngữ: Thường đứng sau động từ để chỉ đối tượng bị tác động.
- Đại từ làm vị ngữ: Thường đứng ở cuối câu để nhấn mạnh hoặc chỉ định, đặc biệt trong câu có các đại từ nhân xưng được dùng ở cuối câu để nhấn mạnh hoặc tạo sắc thái thân mật, lịch sự.
Chức năng của đại từ
Đại từ có thể đảm nhiệm các vai trò ngữ pháp như chủ ngữ, vị ngữ trong câu hoặc phụ ngữ của danh từ, động từ, tính từ...
Ví dụ về đại từ
1. Tôi là giáo viên dạy môn Ngữ Văn.
→ Phân tích: "Tôi" là đại từ xưng hô.
2. Cháu chào bác ạ!
→ Phân tích: "Bác", "cháu" là đại từ xưng hô.
3. Ai đã đem chiếc bàn đến đây?
→ Phân tích: "Ai" là đại từ để hỏi.
- Tham khảo Sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 7 tập 1 trang 55 -
>> Xem thêm: Động từ là gì?
Xem thêm
Vần chân là gì? Ví dụ gieo vần chân
Thán từ là gì? Tác dụng, phân loại và ví dụ về thán từ
Nói quá là gì? Tác dụng và ví dụ về nói quá
Nhân hóa là gì? Ví dụ về biện pháp nhân hóa
Câu ghép là gì? Cách nối các vế câu ghép và ví dụ
Phó từ là gì? Phân loại, tác dụng và vị trí của phó từ
Từ đồng âm là gì? Ví dụ, tác dụng và phân loại từ đồng âm
Từ đơn là gì? Ví dụ và phân loại từ đơn
Dữ liệu là gì? Phân loại và vai trò của dữ liệu