Động từ là gì? Phân loại, vị trí, tác dụng và ví dụ về động từ

Cập nhật: 25/10/2024

Khái niệm động từ

1.

Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật. Động từ thường kết hợp với các từ đang, đã, sẽ, cũng, hãy, vẫn, chớ, đừng... để tạo thành cụm động từ.

Các loại động từ

2.

Trong tiếng Việt, động từ có hai loại đáng chú ý như:

  • Động từ tình thái: Thường đòi hỏi động từ khác đi kèm. Ví dụ: toan, định, có, đành, bị, được, dám,...
  • Động từ chỉ hoạt động, trạng thái: Không đòi hỏi động từ khác đi kèm. Trong động từ này gồm có hai loại nhỏ như: Động từ chỉ hoạt động (trả lời câu hỏi làm gì?), động từ chỉ trạng thái (trả lời các câu hỏi làm sao, thế nào?). Ví dụ: đi, đứng, chơi...

Tìm hiểu về động từ

Vị trí của động từ

3.

Trong tiếng Việt, động từ thường đứng sau chủ ngữ, tuy nhiên, một số trường hợp đặc biệt thì động từ có thể đứng trước chủ ngữ để nhấn mạnh hay tạo hiệu ứng nghệ thuật. Vị trí của động từ có thể thay đổi tùy thuộc vào ngữ cảnh hay mục đích của người nói.

Tác dụng của động từ

4.

Động từ thường đóng vai trò làm vị ngữ, giúp diễn đạt hành động, trạng thái, sự thay đổi hoặc quá trình diễn ra trong câu. Cụ thể:

  • Động từ diễn đạt hoạt động: Thường dùng để mô tả các hành động vật lý hay tinh thần của người, vật hay sự vật.
  • Động từ chức vụ vị ngữ: Thường đảm nhận vai trò làm vị ngữ trong câu nhằm xác định chủ từ hay sự vật thực hiện hành động.

Ngoài ra, động từ còn có thể đóng vai trò làm chủ ngữ. Khi làm chủ ngữ, động từ mất khả năng kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng...

Ví dụ về động từ

5.

1. Anh ấy chạy rất nhanh.

→ Động từ: "chạy".

2. Trời mưa suốt cả ngày.

→ Động từ: "mưa".

3. Đưa tay cho tôi!

→ Động từ: "đưa".

>> Xem thêm: Tính từ là gì?