Từ láy là gì? Tác dụng, phân loại và ví dụ về từ láy

Cập nhật: 16/10/2024

Từ láy là gì? Ví dụ về từ láy

1.

Từ láy là từ phức do hai hay nhiều tiếng có âm đầu hoặc vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau tạo thành.

Ví dụ:

  • Từ láy có vần en: Sen sến, ven vén, lênh khênh, bền bến...
  • Từ láy bắt đầu bằng chữ g: Gồng gánh, gai góc, gan góc, gắt gỏng, gạ gẫm, gầm gừ...
  • Từ láy bắt đầu bằng chữ v: Vui vẻ, vấn vương, vớ vẩn, vất vả...
  • Từ láy có âm cuối là n: Tun tủn, ngan ngán, cằn nhằn, ăn năn, chín chắn...
  • 3 từ láy chứa tiếng có vần ang: Khang khác, càng cạc, nhang nhác...
  • Từ láy có vần iu: Thiu thiu, líu ríu, ỉu xìu...
  • Các từ láy âm đầu l: Lồng lộn, long lanh, lưu luyến, lai láng, le lói, lâu lắc, la liếm...
  • Từ láy s: Sáng sủa, sặc sỡ, sạch sẽ, san sát, sáng suốt...
  • Từ láy bắt đầu bằng q: Quang quác, quắt quéo, quanh quẩn...

Tác dụng của từ láy

2.

Từ láy là một dạng từ được sử dụng phổ biến trong cả văn nói và văn viết, nó có tác dụng:

  • Tạo nên nhạc tính cho từ, giúp từ có tính nhạc, tạo nên những từ gọi là "từ tượng thanh", "từ tượng hình".
  • Nhấn mạnh, miêu tả vẻ đẹp của phong cách, hiện tượng, hình dáng của sự vật hoặc diễn đạt tâm trạng, cảm xúc, âm thanh, tình trạng của con người, sự vật, sự việc, hiện tượng.
  • Hỗ trợ nhấn mạnh ý nghĩa cho câu.

Các loại từ láy

3.

Từ láy được chia thành 2 loại chính:

Từ láy toàn bộ: Là loại từ được láy giống cả phần âm, vần và dấu câu. Ví dụ: Xanh xanh, luôn luôn, ào ào... Thường những từ láy toàn bộ này sẽ mang ý nghĩa giúp nhấn mạnh một vấn đề, sự vật, sự việc hay hiện tượng nào đó. Một số trường hợp, người dùng tạo ra từ hài hòa, tinh tế khi dùng từ láy vào để có sự thay đổi về phụ âm cuối, thanh điệu.

Từ láy bộ phận: Là loại từ được láy giống phần âm, vần và dấu câu có thể giống hoặc khác tùy vào cách người dùng muốn. Dựa vào bộ phận được lặp lại để nhấn mạnh một vấn đề nào đó. Cụ thể:

  • Láy âm: Có phụ âm đầu trùng lặp và có phần vần khác biệt ở tiếng gốc và tiếng láy. Ví dụ: Mênh mông, ngơ ngác, mếu máo...
  • Láy vần: Có phần vần trùng lặp và có phụ âm đầu khác biệt ở tiếng gốc và tiếng láy. Ví dụ: Chênh vênh, lao xao, liêu xiêu...

Theo đó, từ láy bộ phận sẽ thông dụng, phổ biến hơn từ láy toàn phần bởi chúng có nhiều từ, dễ phối âm và vần hơn. Ở kiểu láy này, phần lớn là từ chứa một tiếng rõ nghĩa gọi là tiếng gốc, số từ láy có tiếng gốc đứng sau nhiều hơn số từ láy có tiếng gốc đứng trước.

>> Xem thêm: Từ ghép là gì?