Trợ từ là gì? Ví dụ, tác dụng và các trợ từ trong Tiếng Việt
Khái niệm trợ từ
Trợ từ là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.
Ví dụ về trợ từ
1. Chờ mình với, mình đi nhé!
→ Trợ từ "nhé" thể hiện thái độ nhẹ nhàng và mong muốn đi cùng của người nói.
2. Cậu không làm bài tập về nhà à?
→ Trợ từ "à" được dùng để nhấn mạnh câu hỏi và thái độ hoài nghi của người nói.
3. Thôi, các bạn đừng tranh luận nữa.
→ Trợ từ "thôi" giúp câu nói thể hiện sự nhắc nhở.
Tác dụng của trợ từ
Trợ từ có tác dụng nhấn mạnh hay biểu thị một sự vật, hiện tượng nào đó được nhắc đến trong câu. Không có bất kỳ một quy định cụ thể nào là trợ từ phải bổ nghĩa cho phần nào của câu, tùy vào các ngữ cảnh khác nhau mà trợ từ sẽ bổ nghĩa cho những trợ từ trong câu. Thông thường, trợ từ sẽ đứng đầu câu hoặc đứng giữa câu, nhưng thường sẽ đứng trước vị ngữ chủ thể được bổ nghĩa.
Các trợ từ trong tiếng Việt
Trợ từ được chia ra làm 2 loại, cụ thể:
- Trợ từ để nhấn mạnh: Thường đứng trước danh từ nhằm nhấn mạnh cho một sự vật, sự việc, hiện tượng nào đó trong câu. Thường là các từ: Cái, thì, những, mà, là...
- Trợ từ để đánh giá sự vật, sự việc, hiện tượng: Nhằm đánh giá, xác định về sự vật, sự việc, hiện tượng - cái mà được người nói, người viết đang muốn nhắc đến. Thường là những từ: Chính là, chính, đích là...
>> Xem thêm: Trạng ngữ là gì?
Xem thêm
Tự sự là gì? Tác dụng và đặc điểm của văn bản tự sự
Từ đồng âm là gì? Ví dụ, tác dụng và phân loại từ đồng âm
Ẩn dụ là gì? Tác dụng, phân loại và ví dụ về ẩn dụ
Hoán dụ là gì? Ví dụ, tác dụng và các loại hoán dụ
Tình bạn là gì? Ý nghĩa và giá trị của tình bạn đẹp
Vần cách là gì? Ví dụ gieo vần cách
Nói quá là gì? Tác dụng và ví dụ về nói quá
Câu khiến là gì? Cách đặt câu khiến chuẩn nhất
Trợ từ là gì? Ví dụ, tác dụng và các trợ từ trong Tiếng Việt