Từ ghép là gì? Phân loại và ví dụ về các từ ghép
Từ ghép là gì? Tác dụng của từ ghép
1.
Từ ghép là từ phức do hai hoặc nhiều tiếng có quan hệ về nghĩa với nhau tạo thành.
Từ ghép được xem là thành phần của cấu trúc câu, nó có tác dụng giúp người dùng dễ dàng biểu đạt được ý kiến của mình. Và đây cũng chính là một công cụ quan trọng để xác định nghĩa của các từ trong cả văn nói và văn viết một cách chính xác, giúp câu văn trở nên logic hơn về cả yếu tố nội dung lẫn hình thức.
Các loại từ ghép
2.
Dựa vào mối quan hệ về ngữ nghĩa của các âm tiết mà từ ghép được chia thành hai loại như sau:
- Từ ghép đẳng lập: Là từ ghép có các âm tiết giống nhau về mặt ngữ pháp, nhất là không phân âm tiết chính, âm tiết phụ. Tuy nó giống nhau về ngữ pháp nhưng các âm tiết ghép vẫn thuộc phạm trù ngữ nghĩa hoặc có mối quan hệ logic với nhau. Ví dụ: ăn uống, bố mẹ, ông bà.
- Từ ghép chính phụ: Là từ ghép mà có một âm tiết chính và một âm tiết phụ, khi đó, âm tiết phụ sẽ bổ sung nghĩa cho âm tiết chính. Ví dụ: hoa sen, đỏ rực, xanh thẳm, tàu hỏa, xe máy...
Ngoài ra, từ ghép còn được phân ra thành:
- Từ ghép tổng hợp: Là loại từ ghép mang nghĩa tổng quát hơn các từ cấu thành nó, chung cho một danh từ, hành động hay địa điểm cụ thể nào đó. Ví dụ: hoa quả.
- Từ ghép phân loại: Là loại từ ghép mang một nghĩa cụ thể, xác định chính xác một hành động, địa danh hay tên gọi nào đó. Ví dụ: bánh mì.
Ví dụ về từ ghép
3.
- Từ ghép với từ giao: Giao thông, giao hàng, giao diện, giao tiếp, giao lưu, giao kèo...
- Từ ghép với từ nặng: Nặng nề, cân nặng...
- Từ ghép với từ nhớ: Nhớ thương, nhớ bạn...
- Từ ghép với từ lao: Lao động, lao lực, đâm lao, phóng lao...
- Từ ghép với từ lăng: Lăng tẩm, lăng miếu, lăng mộ, cá lăng...
- Từ ghép với từ phúc: Phúc đức, phúc thọ, phúc tài, phúc hậu, phúc phần, hạnh phúc...
- Các từ ghép với chữ minh: Minh bạch, thông minh, minh họa, bình minh, minh tinh...
- Từ ghép với từ trương: Trương mắt, trương buồm, trương thiết...
- Từ ghép với từ xào: Xào nấu, xào thịt, xào sáo...
>> Xem thêm: Từ phức là gì?
Xem thêm
Nhân hóa là gì? Ví dụ về biện pháp nhân hóa
Nói giảm nói tránh là gì? Tác dụng và ví dụ về nói giảm nói tránh
Liệt kê là gì? Tác dụng của liệt kê và ví dụ
Trạng ngữ là gì? Phân loại, tác dụng và ví dụ về trạng ngữ
So sánh là gì? Tác dụng của so sánh
Đại từ là gì? Phân loại, vị trí, chức năng và ví dụ về đại từ
Câu khiến là gì? Cách đặt câu khiến chuẩn nhất
Hoán dụ là gì? Ví dụ, tác dụng và các loại hoán dụ
Điệp từ là gì? Tác dụng của điệp từ và ví dụ