Rau tầm bóp có tác dụng gì, có mấy loại? Cách chế biến rau tầm bóp
Rau tầm bóp là một loại rau quen thuộc ở những vùng thôn quê. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về công dụng cũng như cách chế biến loại rau này bạn nhé.
Rau tầm bóp là rau gì?
Rau tầm bóp còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như cây thù lù, cây bôm bốp, cây bùm bụp, cây lồng đèn... Nó có tên khoa học là Physalis Angulata, thuộc họ Cà. Đây là cây mọc hoang ở nhiều nơi và có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới châu Mỹ.
Theo các nghiên cứu khoa học, quả cây tầm bóp có chứa những thành phần như sau:
Cây tầm bóp có mấy loại? Trên thực tế chỉ có duy nhất 1 loại cây tầm bóp. Dưới đây là hình ảnh cây tầm bóp để bạn dễ dàng quan sát.
Rau tầm bóp có tác dụng gì?
Có thể thấy thành phần của cây tầm bóp chứa khá nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Vậy tác dụng của rau tầm bóp là gì? Dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về những tác dụng mà loại rau này mang lại:
- Thanh nhiệt, giải độc: Rau tầm bóp thường được chế biến thành các món ăn để nhằm giải nhiệt, thanh lọc cơ thể.
- Ngăn ngừa bệnh tim, kiểm soát mỡ máu: Lượng vitamin C dồi dào trong rau tầm bóp sẽ giúp bạn tránh xa các gốc tự do - nguyên nhân gây hại cho mạch máu, từ đó giúp bạn giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh về tim mạch. Bên cạnh đó, vitamin C, vitamin A trong cây tầm bóp cũng giúp kiểm soát cholesterol máu, giúp bạn tránh được đột quỵ hoặc tăng cholesterol máu.
- Ngăn ngừa tổn thương mô cơ: Vitamin C trong cây tầm bóp cũng chính là yếu tố giúp ngăn ngừa các chứng đau nhức, tổn thương mô cơ sau khi tập thể thao.
- Điều trị ung thư: Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, sử dụng các thực phẩm giàu vitamin C như cây tầm bóp có thể hỗ trợ quá trình điều trị ung thư gồm ung thư dạ dày, ung thư vòm miệng, ung thư phổi...
- Hỗ trợ làm sáng mắt: Tầm bóp cũng chứa nhiều vitamin A nên có tác dụng giúp ngăn ngừa tình trạng khô mắt, giúp mắt thích nghi tốt hơn với môi trường bóng tối, ngăn ngừa các bệnh về mắt như đục thủy tinh thể.
- Điều trị cảm lạnh, sốt: Sử dụng rau tầm bóp thường xuyên sẽ giúp hệ miễn dịch được cải thiện, từ đó giúp bạn tránh được những bệnh thông thường như cảm lạnh, cảm cúm. Ngoài ra nhờ khả năng thanh nhiệt, giải độc nên rau tầm bóp cũng thường được dùng để hạ sốt.
Lưu ý khi sử dụng rau tầm bóp
- Mặc dù là dược liệu lành tính nhưng bạn không nên sử dụng rau tầm bóp kéo dài.
- Trước khi dùng, bạn cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có được liều lượng sử dụng phù hợp với thể trạng của mình.
- Những người có cơ địa bị dị ứng nên cân nhắc thật kỹ trước khi dùng.
- Trong quá trình sử dụng nếu thấy có dấu hiệu gì bất thường thì nên ngưng sử dụng ngay.
- Phụ nữ có thai, trẻ em cũng nên cân nhắc trước khi dùng.
- Trong khi đang sử dụng thuốc tây cũng nên cân nhắc không nên dùng chúng với rau tầm bóp.
Cách chế biến rau tầm bóp
Cách chế biến rau tầm bóp khá đa dạng, bạn có thể thực hiện một số món ăn với rau tầm bóp như:
- Rau tầm bóp xào tỏi
- Rau tầm bóp xào trứng
- Rau tầm bóp xào thịt bò
- Rau tầm bóp xào thịt heo...
Vậy là những thông tin trong bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn về tác dụng của rau tầm bóp. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
>>> Tham khảo thêm:
- Lá trầu không có tác dụng gì? Uống nhiều nước lá trầu có hại không?
- Rau kinh giới là rau gì? Rau kinh giới có tác dụng gì với sức khỏe?
- Rau chùm ngây có tác dụng gì? Tác dụng của rau chùm ngây
- Rau tần ô (rau cải cúc): Tác dụng, cách nhặt, cách nấu canh
- Lá mơ có tác dụng gì? Bà bầu ăn lá mơ được không?
- Cỏ ngọt có tác dụng gì? Cách pha trà cỏ ngọt
Xem thêm
Làm ruốc từ máy xay sinh tố không nát, ngon cơm
Cách làm bánh chuối hấp dẻo, ngon bằng nồi cơm điện
Cách làm vịt nướng chao, cách ướp vịt nướng chao thơm ngon khó cưỡng
Cách làm tỏi xanh ngâm chua ngọt của người Trung Quốc
10 Loại nước ép tăng sức đề kháng nên bổ sung để phòng chống dịch bệnh
Cách làm mứt dừa nhiều màu, mứt dừa ngũ sắc tự nhiên ngon nhất
Cách làm bánh mì tại nhà bằng nồi cơm điện nóng giòn
Cách làm sắn hấp cốt dừa bùi bùi, béo béo cực ngon
Cách làm kem chuối bịch thơm bùi, mát lạnh, đơn giản tại nhà