Lá trầu không có tác dụng gì? Uống nhiều nước lá trầu có hại không?

Lá trầu không có tác dụng gì? Uống nhiều nước lá trầu có hại không?

Lá trầu không được sử dụng phổ biến trong cuộc sống hằng ngày, tuy nhiên lá trầu không có tác dụng gì thì không phải ai cũng nắm được hết. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn điểm qua một số tác dụng của loại lá này. Hãy theo dõi để bổ sung cho mình những kiến thức hữu ích bạn nhé.

Đôi nét về lá trầu không

1.

Ngoài tên gọi trầu không, loại lá này còn được biết đến với nhiều tên khác như trầu cay, thổ lâu đằng, trầu lương. Cây trầu không thuộc họ hồ tiêu và có tên khoa học là Piper betle L. Nó là loại cây thân leo, có cành hình trụ, rễ cây bén ở các mấu. Lá trầu không mọc so le có hình tim tròn.

Theo các nghiên cứu, cứ 100g lá trầu không có thành phần như sau:

  • Năng lượng
  • Nước
  • Protein
  • Lipid
  • Muối khoáng
  • Chất xơ
  • Cacbohidrat
  • Canxi
  • Sắt
  • Vitamin A

Ngoài ra, lá trầu không còn chứa một số dưỡng chất như vitamin nhóm B, axit ascorbic, caroten, tinh dầu,...

Lá trầu không có tác dụng gì

Lá trầu không có tác dụng gì? Lá trầu không chữa bệnh gì?

2.

Với đặc tính cay nồng, tính ấm, mùi hơi hắc, trầu không thường được sử dụng làm thuốc, hỗ trợ điều trị khá nhiều bệnh. Dưới đây là chi tiết những công dụng của lá trầu không.

  • Chữa bệnh răng miệng: Lá trầu không có chứa nhiều chất chống oxy hóa, có khả năng diệt khuẩn và trị hôi miệng rất tốt. Ngoài ra, những hoạt chất chống viêm trong lá trầu không có tính sát khuẩn cao nên cũng giúp bảo vệ răng miệng hiệu quả, ngăn ngừa sâu răng tốt hơn.
  • Hỗ trợ điều trị tiểu đường: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tích cực sử dụng lá trầu không sẽ có tác dụng tốt trong việc điều trị tiểu đường tuýp 2.
  • Điều trị mẩn ngứa, mụn nhọt: Nhờ khả năng kháng khuẩn, chống viêm mà lá trầu không có tác dụng rất tốt trong việc điều trị mẩn ngứa, mụn nhọt.
  • Hỗ trợ giảm cânUống nước lá trầu không có tác dụng gì? Một trong những tác dụng của nước lá trầu không chính là giúp hỗ trợ giảm cân. Bạn có thể uống nước lá trầu sau khi ăn để tăng cảm giác no lâu hơn, đồng thời thúc đẩy quá trình giảm mỡ thừa cho cơ thể.
  • Trị say nắng: Dùng lá trầu không kết hợp với 1 chút tóc rối, 1 chút dầu hỏa, sau đó nhẹ nhàng chà lên lưng, bụng là có thể chữa được say nắng.
  • Chữa viêm họng, ho: Trầu không giã lấy nước rồi hòa thêm mật ong, ngậm trong miệng rồi từ từ nuốt có thể giúp bạn cải thiện được chứng ho và viêm họng cực tốt.
  • Chữa một số bệnh lý phụ khoa: Sử dụng lá trầu không xông, rửa hằng ngày cũng giúp chị em điều trị dứt điểm một số bệnh phụ khoa như nấm, ngứa rất hiệu quả.
  • Hỗ trợ giảm đau khớp do bệnh gout: Lá trầu không có nhiều chất có tính sát khuẩn cao, điển hình như chavicol, những chất này sẽ có tác dụng giúp điều trị tình trạng đau khớp, viêm khớp do viêm nhiễm rất hiệu quả.

Lá trầu không chữa bệnh gì

Uống nhiều nước lá trầu có hại không?

3.

Uống nước lá trầu không có thể giúp giảm cân, điều trị ho, giúp long đờm, điều trị viêm phế quản rất tốt. Thế nhưng uống nhiều nước lá trầu không có hại không và nên uống như thế nào cho hiệu quả thì không phải ai cũng nắm được.

Theo các chia sẻ của chuyên gia, liều dùng thông thường của trầu không là 8 - 16g/ngày, dưới dạng thuốc sắc. Chính vì thế, dù có nhiều tác dụng nhưng bạn cũng nên tuân thủ liều lượng này để không gây ra những tác hại cho cơ thể. Nếu sử dụng quá nhiều lá trầu không có thể làm ảnh hưởng đến đường ruột, gây ra kích ứng, nổi ban đỏ, bị bong vảy giống bạch biến, thậm chí có thể gây viêm da nặng, làm tăng/giảm sắc tố.

Bên cạnh đó, trước khi quyết định sử dụng lá trầu không, bạn cũng có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ, đồng thời cần theo dõi xem cơ thể có phản ứng gì bất thường không.

Uống nhiều nước trầu không có hại không

Cách bảo quản lá trầu không

4.

Để bảo quản lá trầu không được tươi lâu, khi mua về bạn nên cho vào túi nilong rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh. Không nên rửa lá trầu không trước khi cho vào tủ mà chỉ nên rửa trước khi sử dụng.

Hy vọng rằng những chia sẻ trên đây đã giúp bạn biết được lá trầu không có tác dụng gì. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp bạn sử dụng lá trầu không đúng cách và hiệu quả hơn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

>>> Tham khảo thêm: