Rau sam có tác dụng gì? Rau sam kỵ với gì? Cách chế biến rau sam

Rau sam có tác dụng gì? Rau sam kỵ với gì? Cách chế biến rau sam

Rau sam là rau gì? Cây rau sam có tác dụng gì? VnAsk mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để nắm rõ hơn nhé!

Hình ảnh cây rau sam

Rau sam là rau gì? Rau sam có mấy loại?

1.

Rau sam (tên khoa học là Portulaca oleracea, thuộc họ Rau sam (Portulacaceae) có thân mọng nước, trơn nhẵn, có màu hơi đỏ hoặc tím đỏ, bò sát mặt đất cùng với các lá xanh mọc xen kẽ hoặc mọc đối nhau. Loại rau này có thể sống được một năm và có chiều cao phát triển lên đến 40cm. Phần rễ của cây rau sam gồm có rễ cái và nhiều thứ dạng sợi, có khả năng chịu hạn khá tốt, thậm chí là đất nghèo dinh dưỡng.

Hoa có 5 cánh, màu vàng và có đường kính lên đến 0,6cm. Hoa nở sớm hay muộn còn tùy thuộc vào tình trạng mưa nhiều hay ít, tuy nhiên hoa sam thường ra vào khoảng cuối mùa xuân đến giữa mùa thu. Các hạt nằm trong quả nhỏ sẽ có hình đậu và nở ra khi chúng phát triển. Đặc biệt, phần thân, lá và nụ hoa của rau sam đều có thể dùng được.

Vậy rau sam có mấy loại? Đây là thắc mắc của khá nhiều người, nhất là các bà nội trợ. Ở Việt Nam, rau sam chỉ có duy nhất một loại như thông tin chúng tôi vừa chia sẻ ở trên.

Rau sam có tác dụng gì?

2.

Rau sam có những tác dụng như sau:

  • Chứa nhiều axit béo Omega-3.
  • Giàu chất chống oxy hóa.
  • Chứa nhiều khoáng chất quan trọng.
  • Tốt cho da và hệ cơ xương khớp.
  • Tốt cho mắt.
  • Hỗ trợ cải thiện giấc ngủ.
  • Hỗ trợ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường tuýp 2.
  • Có thể bảo vệ màng tế bào và tế bào.
  • Cải thiện giấc ngủ.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh gout, xơ vữa động mạch, tiểu rát, tiểu ra máu.
  • Hỗ trợ làm giảm cân hiệu quả.

Tìm hiểu ăn rau sam có tác dụng gì

Rau sam kỵ với gì?

3.

Rau sam được biết đến là một loại thực vật lành tính, được khá nhiều chị em lựa chọn để nấu ăn vào mùa hè, trong Đông y thì nó là một vị thuốc hoàn hảo. Thế nhưng khi lựa chọn rau sam để chế biến thì bạn cần biết loại rau này kỵ với gì để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Theo các chuyên gia, rau sam không nên nấu chung với thịt ba chỉ, thịt rùa và trứng vịt lộn bởi trong rau sam có chứa tính hàn và các thực vật trên cũng có tính hàn. Vì thế, khi kết hợp với nhau chúng có thể gây ra các phản ứng phụ làm ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể.

Đặc biệt, các đối tượng không được ăn rau sam đó là:

  • Phụ nữ đang cho con bú.
  • Người tiêu chảy, lạnh bụng.
  • Người bị bệnh thận, sỏi thận.

Rau sam nấu món gì ngon?

4.

Rau sam luộc

Cách chế biến rau sam vừa ngon lại vừa đơn giản thì chắc chắn không thể kể đến món rau sam luộc. Để chế biến được món rau sam luộc, đầu tiên bạn cần rửa sạch rau, đun sôi nồi nước rồi cho rau sam vào luộc trong khoảng 5 - 10 phút thì vớt ra. Món rau sam luộc này bạn có thể chấm cùng với nước mắm, vị đắng của chúng hòa quyện với vị mặn của nước mắm chắc chắn sẽ cực kỳ hao cơm.

Rau sam luộc

Rau sam xào tỏi

Để sơ chế món rau sam xào ngon nhất, đầu tiên bạn cần rửa sạch rau sam rồi đun sôi nồi nước, cho rau vào luộc trong khoảng 3 - 4 phút. Sau 3 - 4 phút, bạn vớt rau sam ra đĩa, cho ráo nước. Tiếp theo, bạn đặt chảo lên bếp, cho dầu ăn, tỏi vào phi thơm rồi cho rau sam đã luộc vào xào ở lửa nhỏ khoảng 3 - 5 phút, nêm nếm gia vị sao cho vừa miệng rồi vớt ra đĩa thưởng thức.

Rau sam xào tỏi

Canh rau sam

Cách nấu canh rau sam như sau: Đầu tiên, bạn đun sôi nồi nước, cho hành tây cắt mỏng và rau sam đã rửa sạch vào, nấu trong 5 - 10 phút, nêm nếm gia vị sao cho vừa miệng thì tắt bếp.

Canh rau sam

>> Tham khảo thêm:

Trên đây là một số thông tin về rau sam mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi!

Đừng quên truy cập website để tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé!