Nước mía có tác dụng gì? Uống nước mía nhiều có tốt không?
Nước mía có tác dụng gì? Uống nước mía nhiều có tốt không? Nước mía là loại đồ uống có vị ngọt, thưởng thức cùng với đá sẽ là thức uống giải khát ngon lành dành cho mùa hè nóng nực. Mặc dù nước mía được ưa thích như vậy nhưng nhiều người lo ngại rằng uống loại nước này dễ gây ra nhiều bệnh cho cơ thể. Và để làm sáng tỏ những nỗi băn khoăn trên đây, xin mời cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Nước mía có tác dụng gì?
Nói tới công dụng của nước mía ra sao thì nước mía có chứa nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe:
Cải thiện chức năng gan
Nước mía có chứa những chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa những bệnh viêm nhiễm đồng thời tăng cường hệ miễn dịch. Hàm lượng kiềm tự nhiên có trong đồ uống này hỗ trợ duy trì độ cân bằng điện giải trong cơ thể, nhờ đó mà hoạt động của gan không bị quá tải.
Hơn nữa, các chống chống oxy hóa còn có tác dụng bảo vệ gan không bị viêm nhiễm từ đó ngăn ngừa được bệnh vàng da cho cơ thể.
Phòng ngừa sự hình thành của tế bào ung thư
Trong món nước mía có các chứa các loại khoáng chất cần thiết cho cơ thể như: Canxi, magie, kali, sắt và mangan, đồng thời thành phần flavonoid có thể giúp cơ thể ngăn ngừa sự hình thành của tế bào ung thư đặc biệt là loại ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú.
Hỗ trợ giảm cân
Uống nước mía có béo không thì nhiều người lo ngại tiêu thụ nước mía ép sẽ làm cơ thể tăng cân tuy nhiên nếu bạn sử dụng một cách chừng mực, nước mía còn có thể hỗ trợ bạn giảm cân hiệu quả và loại bỏ những cholesterol xấu trong cơ thể. Chất policosanol có trong nước mía giúp làm giảm cholesterol xấu của cơ thể, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch.
Giúp cơ thể bình phục nhanh sau sốt
Sự lựa chọn lý tưởng cho bệnh nhân bị sốt bởi khi sốt cơ thể sẽ mất nước và protein, tình trạng này thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh và các bé nhỏ. Nước mía ép sẽ là bù đắp cho cơ thể nạp lại protein và nước đã bị mất.
Cung cấp năng lượng nhanh chóng
Những loại đường đơn trong món nước ép mía cũng có thể giúp bạn cung cấp năng lượng cho cơ thể một cách tự nhiên và nhanh chóng.
Uống nước mía nhiều có tốt không?
Bị tiểu đường uống nước mía được không?
Nước mía với hương vị thơm ngon đã trở thành thức uống yêu thích của không ít người. Tuy nhiên, nước mía khá ngọt nên nhiều người đặt ra câu hỏi: Uống nước mía nhiều có bị tiểu đường không?
Trên thực tế, trong 240ml nước mía có chứa khoảng 50g đường, tương đương với khoảng 12 muỗng cà phê, lớn hơn đáng kể so với tổng lượng đường mỗi ngày được khuyến nghị (khoảng 6 – 9 muỗng cà phê). Nếu uống quá nhiều nước mía có thể làm tăng lượng đường trong máu. Do vậy, người cao tuổi, trẻ em dưới 4 tuổi, thừa cân và béo phì hoặc tiểu đường không nên dùng loại đồ uống này.
Còn với những người thể trạng bình thường nên dùng với tần suất vừa phải, dùng quá nhiều không những không giảm cholesterol mà còn gây tăng cân.
Không được uống nước mía khi đang sử dụng một số loại thuốc
Nếu bạn đang dùng những loại thuốc như thuốc bổ sung, chống đông máu thì không nên uống nước mía bởi những loại thuốc này sẽ ức chế sự hoạt động của chất policosanol, khiến công dụng của nó trở nên vô nghĩa.
Người có đường ruột yếu, phân lỏng, đầy bụng không nên dùng
Không uống nước mía nhiều khi muốn giảm cân
Uống nước mía có béo không thì lượng đường chiếm 70% dinh dưỡng trong nước mía, còn lại là chất béo, protein và đường bột thế nên loại nước này sẽ cung cấp hàm lượng calo rất lớn dễ làm tăng cân.
Nước mía bao nhiêu calo thì ước chừng khoảng 200 - 300ml nước mía sẽ cung cấp 111 calo.
Người mang thai không nên dùng nhiều
Tiêu thụ quá nhiều nước mía trong giai đoạn thai kỳ đồng nghĩa mẹ bầu nạp vào cơ thể một lượng đường tương đối lớn, điều này gây ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe của mẹ và bé, tăng các nguy cơ bị bệnh tiểu đường.
>>> Tham khảo những bài viết khác:
- Ăn sầu riêng có nóng không? Ăn sầu riêng nóng hay mát?
- Ăn sầu riêng có tác dụng gì? 5 Công dụng của sầu riêng với sức khỏe
- Bà bầu ăn vú sữa được không? Sau sinh ăn vú sữa có tốt không?
- Quả nhàu là quả gì? Quả nhàu có tác dụng gì và cách sử dụng thế nào?
- Quả chay là quả gì? Quả chay ăn như thế nào?
Mong rằng thông qua bài viết này các bạn đã biết được công dụng khi uống nước mía đồng thời nhắc các bạn nên sử dụng vời tần suất vừa phải không nên uống quá nhiều. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi! Hẹn các bạn ở những bài viết khác cùng nhiều chủ đề lý thú khác nữa!
Nếu có nhu cầu sử dụng máy ép trái cây, máy ép chậm..., bạn hãy truy cập website hoặc liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại bên dưới để được tư vấn và hỗ trợ thêm nhé:
Xem thêm
Nước thốt nốt lấy từ đâu? Tác dụng và cách làm nước uống thốt nốt
Bia sệt là gì? 5 Cách làm bia sệt tại nhà đơn giản nhất
Cách nấu trà sữa khoai môn ngon, có màu tím đẹp mắt
3 Cách nấu chè đậu trắng ngon, mau mềm, không bị sượng
Cách làm sữa đậu cúc cực dễ bằng máy xay sinh tố
Cách làm tỏi ngâm mật ong đơn giản, để được lâu
Cách làm trà sữa tại nhà đơn giản mà ngon như ngoài hàng
Không nên uống sữa đậu nành với gì? Sữa đậu nành kỵ với thực phẩm nào?
Cách làm trà gạo rang thơm phức, siêu ngon