Quả nhàu là quả gì? Quả nhàu có tác dụng gì và cách sử dụng thế nào?
Quả nhàu là loại quả xuất hiện khá lâu ở Việt Nam nhưng chưa được phổ biến và còn khá ít người biết về loại quả này. Vậy quả nhàu là quả gì? Quả nhàu có tác dụng gì và được sử dụng như thế nào? Hãy cùng VnAsk tìm hiểu nhé!
Quả nhàu là quả gì?
Quả nhàu là quả của cây nhàu, một loại cây thuộc họ cà phê, thân gỗ nhỏ, mọc đứng, được trồng chủ yếu ở miền Nam và một số tỉnh miền Trung. Nhiều bộ phận của cây nhàu như rễ, lá, quả... thường được sử dụng trong các bài thuốc Đông y có tác dụng hỗ trợ chữa trị bệnh, trong đó được dùng nhiều nhất vẫn là quả nhàu. Một cây nhàu ở độ tuổi trưởng thành có thể cho hàng yến quả nhàu tươi, vì vậy, hiện nay có rất nhiều thực phẩm chức năng, đồ uống bổ dưỡng được chiết xuất từ loại quả quý này.
Trái nhàu (noni) non có màu xanh nhạt, dài 5 - 7cm, rộng 3 - 4cm, trưởng thành có thể to bằng nắm tay người lớn. Quả thịt, hình trứng, gồm nhiều quả hạch dính vào nhau, khi chín màu vàng, nhẵn bóng, chứa cơm mềm, ăn được, mùi hắc, trên quả còn vết tích các đĩa mật. Loại quả này được sử dụng nhiều trong Đông y bởi tác dụng của quả nhàu trong điều trị một số bệnh là rất tích cực. Hãy cùng VnAsk tìm hiểu xem quả nhàu có tác dụng gì trong phần tiếp theo của bài viết.
Quả nhàu có tác dụng gì?
Chứa nhiều chất ngăn ngừa ung thư
Thành phần của quả nhàu có tới 75% là nhóm chất Iridois, cụ thể là Iridoids Aucubin có tác dụng ức chế TNF - alpha và Interleukin 1, chống đột biến tế bào và sự hình thành khối u, Iridoids Oleuropein có tác dụng chống oxy hóa, tăng dung nạp Glucose.
Bên cạnh đó, một số chất trong nhóm Anthraquinonic cũng được tìm thấy trong trái nhàu. Ví dụ như Emodin và Rhein là những chất trực tiếp ức chế sự sinh trưởng của tế bào ung thư của hắc lựu (Melanoma), ung thư vú và ung thư gan.
Ngoài ra trong quả này còn có Selenium, một hợp chất đang được nghiên cứu để dùng hỗ trợ điều trị ung thư mặc dù chưa có kết luận chính thức nào. Catechin (một chất thường thấy trong rau quả) được tìm thấy nhiều trong quả nhàu cũng được coi là chất có khả năng chống ung thư cao.
>>> Có thể bạn nên xem: Tỏi đen hỗ trợ điều trị bệnh ung thư thế nào?
Giảm triệu chứng các bệnh xương khớp
Tác dụng của quả nhàu đối với việc giảm triệu chứng các bệnh xương khớp cũng được đánh giá rất cao. Trong thành phần của trái Noni chứa một lượng Scopoletin có tác dụng điều hòa, ức chế sự hoạt động quá mức của yếu tố tăng trưởng nội mạch máu và IL6 (Interleukin - 6) trong mô mạch máu. Từ đó, loại quả này có thể giúp giảm dần biểu hiện lâm sàng của bệnh viêm khớp. Người ta thường mua quả nhàu về để ngâm rượu xoa bóp cơ thể với mục đích làm giảm đau nhức xương khớp, hoặc bạn có thể dùng nước cốt nhàu, bột nhàu, viên nhàu, quả nhàu khô sắc lấy nước cũng có công dụng hỗ trợ xương khớp hiệu quả.
>>> Xem thêm: Thuốc bổ xương khớp loại nào tốt nhất hiện nay?
Hạ huyết áp
Theo các nhà nghiên cứu của Nhật, trái nhàu có thành phần chính là các hoạt chất giúp ổn định lượng đường huyết. Vì thế nó có khả năng hạ huyết áp một cách từ từ chứ không quá nhanh khiến cơ thể không chịu được đột ngột.
>>> Xem thêm: Tìm hiểu chế độ ăn uống cho người cao huyết áp
Giảm đau
Khả năng chống viêm của trái nhàu không chỉ có tác dụng trong việc chữa các bệnh về cơ xương khớp mà còn có khả năng giảm đau. Theo nhiều tài liệu y học, công dụng của quả nhàu ngâm rượu là giúp chữa những cơn đau trong cơ thể như đau lưng, cổ, đau cơ, thần kinh và những cơn đau do căng thẳng như đau nửa đầu.
>>> Tham khảo: Giải pháp trị đau cổ, vai gáy và vẹo cột sống
Tăng cường miễn dịch
Các loại tế bào T, tế bào B, tế bào NK và bạch cầu trung tính liên quan trực tiếp tới hệ miễn dịch. Việc đảm bảo các tế bào này hoạt động tốt giúp cơ thể khỏe mạnh, phòng tránh được nhiều bệnh tật. Nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng Flavonoids có trong trái nhàu có khả năng giúp các tế bào kể trên hoạt động tốt hơn.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng đã phát hiện ra Polysaccharides trong trái nhàu giúp nâng cao khả năng miễn dịch cho cơ thể. Loại quả này còn cung cấp một lượng Prosertonin nhiều gấp 40 lần so với quả dứa, khi vào cơ thể, chất này sẽ kích thích việc sản xuất những tế bào T - tế bào này đóng vai trò chủ chốt trong tăng cường miễn dịch, chống lại bệnh tật, thậm chí, nó có thể tấn công và tiêu diệt một số loại vi khuẩn trong cơ thể.
Cải thiện hệ tiêu hóa
Trái nhàu giàu chất xơ, quả chín lại có cơm mềm, rất tốt cho hệ tiêu hóa. Ngoài ra, nhàu còn có khả năng thanh nhiệt, giải độc gan, điều hòa sự co bóp và khả năng tiết dịch tại dạ dày. Vị chua trong quả nhàu thì có khả năng tăng co bóp cơ trơn ở ruột, qua đó tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa để hệ tiêu hóa hấp thu dưỡng chất và đẩy chất thải ra ngoài hiệu quả hơn.
Cũng nhờ các công dụng hỗ trợ tiêu hóa nên khi bị táo bón, thay vì uống các loại thuốc nhuận tràng, nhiều người đang có xu hướng chuyển sang dùng trái nhàu và các chế phẩm từ nhàu như bột nhàu, nước cốt nhàu.
Làm chậm quá trình lão hóa
Một trong những nguyên nhân gây nên lão hóa là do sự phân hủy của H2O2 được hình thành do sự tăng lên đột ngột của gốc tự do ROS. Nhóm chất Iridois trong nhàu có tác dụng tăng phân hủy gốc tự do ROS này. Polysaccharides trong quả nhàu cũng có khả năng loại bỏ các gốc tự do trên và ngăn chặn sự oxy hóa của Lipit, từ đó bảo vệ tế bào và làm chậm quá trình lão hóa.
An thần, làm đẹp
Theo nghiên cứu thì trái nhàu và các chế phẩm từ trái nhàu có tác dụng an thần, ổn định giấc ngủ, làm đẹp da. Đồng thời, việc ngủ đủ, ngủ ngon sẽ giúp tái tạo sức khỏe hiệu quả hơn để ngày mới tràn đầy năng lượng, tăng năng suất công việc, đảm bảo chất lượng cuộc sống. Các công dụng này rất thích hợp với chị em phụ nữ, người mất ngủ, ngủ trằn trọc, không ngon giấc.
Cách sử dụng trái nhàu
Công dụng của trái nhàu với cơ thể rất đa dạng nên nó thường được sử dụng để chế biến thành nhiều loại chế phẩm khác nhau. Nếu bạn chưa rõ cách sử dụng trái nhàu như thế nào thì có thể tham khảo một số cách dưới đây:
Quả nhàu tươi
Để tận dụng tối đa công dụng hỗ trợ chữa trị bệnh, các bác sĩ thường khuyên chúng ta nên sử dụng trái nhàu tươi. Bạn có thể sử dụng quả nhàu già chấm muối hoặc nướng chín để ăn. Tác dụng của quả nhàu già nướng là giúp hỗ trợ chữa trị kiết lị, ho, hen và cảm, hỗ trợ điều trị tốt đối với người bị tiểu đường, phù nhẹ do tim mạch. Quả chín còn sử dụng trị mụn cóc bằng cách đắp lát nhàu lên mụn và băng kín lại mỗi ngày 2 - 3 lần.
Ngoài ra, nhiều người còn dùng nhàu tươi làm nước ép trái nhàu để uống, nó có tác dụng hoạt huyết, giải độc, hỗ trợ hệ tiêu hóa, thanh lọc cơ thể, giảm đau nhức mỏi chân tay, giảm đái tháo đường, hạ huyết áp.
Quả nhàu khô đun nước uống
Để bảo quản và sử dụng trái nhàu trong thời gian dài thì bạn có thể sơ chế thành trái nhàu khô. Chỉ cần lấy quả nhàu (có thể dùng cả quả non và quả già nhưng nên phân riêng ra từng loại), rửa sạch, để ráo nước, cắt đôi hoặc thái nhỏ rồi phơi, sấy khô.
Cho trái nhàu khô vào túi ni lông dày, bọc kỹ để bảo quản. Khi dùng chỉ cần cho vào nồi sắc lấy nước uống là được. Với trái nhàu đã thái nhỏ rồi mới phơi thì có thể cho ngay vào ấm, rót nước sôi vào để pha như pha trà. Nước nhàu khô có tác dụng hỗ trợ chữa trị bệnh tiểu đường, cao huyết áp, xương khớp và phong thấp rất tốt.
Trái nhàu ngâm rượu
Một cách chế biến khác thường được người già sử dụng nhiều đó là dùng trái nhàu ngâm rượu. Sau khi làm trái nhàu khô, nếu không muốn bỏ thời gian ra sắc hoặc pha nước nhàu thường xuyên thì có thể ngâm rượu nhàu để uống. Nếu uống điều độ thì loại rượu này có thể tăng cường sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật rất tốt.
Trái nhàu khô bạn đem rửa sạch, để ra chỗ thoáng gió cho ráo nước, sau đó bỏ tất cả nhàu khô vào bình thủy tinh, đổ rượu cho kín miếng nhàu là được. Rượu để ngâm rượu nhàu phải là rượu trắng 40 độ, nếu có rượu nếp thì càng tốt. Chế rượu xong bạn để ở nơi khô ráo, thoáng mát, thỉnh thoảng lắc đều cả bình, sau 3 - 4 tháng là dùng được. Mỗi bữa bạn chỉ nên dùng từ 1 - 2 chén rượu nhàu nhỏ để đạt hiệu quả tốt nhất. Rượu nhàu dùng để xoa bóp cơ thể giúp giảm đau nhức cũng hiệu quả.
Trái nhàu ngâm đường
Trong mùa hè, bạn có thể pha loãng nước nhàu ngâm đường, để vào ngăn mát tủ lạnh hoặc thêm đá viên để uống. Riêng với người cao tuổi, người cơ thể suy nhược, cơ thể đang đau ốm, nhất là mắc các bệnh do nhiễm lạnh như ho, cảm lạnh… thì nên pha nước nhàu ngâm đường với nước ấm để uống. Các dưỡng chất trong quả nhàu ngâm đường sẽ tác dụng nhanh để bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
Ngoài dùng nước nhàu ngâm đường, bạn cũng có thể lấy quả nhàu đã ngâm đem xay nhuyễn, pha thêm chút nước rồi lọc lấy nước để uống. Tuy nhiên, cần lưu ý là bệnh nhân tiểu đường đang dùng thuốc hạ đường huyết, bệnh nhân cao huyết áp đang dùng thuốc hạ áp, người thừa kali hoặc đang dùng các chế phẩm bổ sung kali nên thận trọng khi sử dụng.
Như vậy, qua bài viết này, VnAsk đã giới thiệu những thông tin cơ bản để giúp bạn hiểu rõ hơn về quả nhàu, một loại quả có rất nhiều tác dụng cho sức khỏe. Hy vọng rằng với những thông tin này, bạn sẽ biết cách tận dụng hợp lý loại quả trên để chăm sóc sức khỏe cho bản thân và cả gia đình. Bạn cũng đừng quên thường xuyên truy cập để tham khảo nhiều thông tin hữu ích về cuộc sống cũng như các sản phẩm tiêu dùng hiện đại. Chi tiết bạn có thể liên hệ hotline dưới đây để được hỗ trợ nhanh nhất:
Tham khảo thêm
- Quả sim là quả gì, có tác dụng gì? Hình ảnh quả sim
- 2 Cách ngâm rượu sim đơn giản ngon nhất
- Uống trà hoa cúc có tác dụng gì? Uống trà hoa cúc đúng cách như thế nào?
- Nụ hoa tam thất có tác dụng gì? 8 tác dụng của nụ hoa tam thất
- Củ sen có tác dụng gì? Củ sen nấu món gì ngon?
- 9 tác dụng tuyệt vời của gừng đối với sức khỏe
- Ăn chuối có béo không? Ăn chuối có tác dụng gì cho nam giới & nữ giới?
- Hạt macca là gì? Hạt macca có tác dụng gì?
Xem thêm
Cách tăng kích thước vòng 1 - căng tròn, mịn màng
Chỉ số SpO2 bao nhiêu là bình thường? Bao nhiêu là thấp cần thở máy?
Ác mộng là gì? Ngủ hay nằm mơ thấy ác mộng là bị làm sao, bệnh gì?
Rượu tỏi có tác dụng gì? Uống rượu tỏi đúng cách như thế nào?
Con gái nên giặt đồ thế nào để tránh bệnh phụ khoa
Chỉ thị 10 là gì? Những điều cần biết về Chỉ thị 10 của TPHCM
Mấy tuần có tim thai? Nhịp tim thai có đoán được là trai hay gái?
Sau khi quan hệ bao lâu thì có thai? Dấu hiệu mang thai sớm nhất 1, 2 tuần đầu
7 Cách chữa nhiệt miệng nhanh nhất tại nhà bạn cần biết