Tác dụng của nấm mối là gì? Giá nấm mối bao nhiêu tiền?
Được đánh giá là "thần dược" sức khỏe, vậy nấm mối có tác dụng gì với cơ thể? Hãy cùng VnAsk tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Nấm mối là nấm gì?
Nấm mối là loài nấm thuộc họ Lyophyllaceae, người ta gọi là nấm mối vì loại nấm này chỉ xuất hiện ở nơi có nhiều mối sinh sống, mối ở đây là loại mối đất chứ không phải mối sống trên cây. Mối đất làm ổ to như trái dừa khô, hình dáng từng hốc đất, ổ mối đất màu trắng hoặc hơi ngả vàng.
Cây nấm mối thường xuất hiện vào đầu mùa mưa, khoảng từ tháng 4 đến tháng 6 hàng năm. Muốn tìm nấm mối thì bạn nên tìm ở những nơi đất cao vì mối không thể làm ổ ở nơi đất quá ẩm ướt. Muốn biết chắc chắn đó có phải nấm mối hay không thì chỉ cần đào khoảng đất nhỏ xung quanh, nếu thấy có mối đất sinh sống thì chắc chắn đó là nấm mối.
Nấm mối thường cao từ 4 đến 6cm, thân cây tròn, có màu đất nâu xám nhạt hoặc màu xám trắng lúc còn non, khi già nấm chuyển sang màu trắng ngà. Ở đầu nấm, thường có độ trơn, nhẵn, mịn. Nấm mối khi chưa bung, đầu sẽ có hình búp và màu nâu đậm, khi đã bung hết, đầu nấm thường xòe như ô dù và có màu nâu sáng.
Nấm thường được dùng tươi hoặc khô. Theo đông y, nấm mối có vị ngọt, tính mát, có giá trị dinh dưỡng cao, đồng thời có khả năng ngăn ngừa được một vài căn bệnh điển hình như sỏi thận, thanh nhiệt cơ thể, nhuận tràng, giảm cholesterol, hạ huyết áp... Cụ thể, những tác dụng của nấm mối như thế nào, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ở phần tiếp theo của bài viết.
Tác dụng, công dụng của nấm mối
Nguyên liệu cho mỹ phẩm
Chiết xuất nấm mối được dùng dành riêng cho việc điều chế các sản phẩm mỹ phẩm dành cho làn da bị dị ứng, nhất là da phụ nữ, trẻ em. Ngoài ra, mỹ phẩm chiết xuất từ nấm mối còn giúp da loại bỏ nguy cơ bị viêm nhiễm do các tia hồng ngoại từ ánh nắng mặt trời gây nám, rám da và ung thư da.
Tăng cường đề kháng
Chất polysaccharide trong nấm có khả năng hoạt hóa miễn dịch cho tế bào trong cơ thể, thúc đẩy quá trình sản sinh và phát triển của tế bào lympho, kích hoạt hai tế bào lympho B và lympho T giúp nâng cao sức đề kháng.
Hỗ trợ phòng và điều trị ung thư
Nấm mối có công dụng kích thích cơ thể sản sinh chất interferon, ức chế quá trình sinh trưởng và lưu chuyển của các tế bào ung thư. Nấm mối chữa được nhiều bệnh ung thư như ung thư tế bào máu, ung thư phổi, ung thư gan, ung thư thận, ung thư vú...
Nấm mối chống lão hóa
Nấm mối có tác dụng loại bỏ các gốc tự do có hại, làm giảm mỡ thừa trong cơ thể, từ đó làm chậm quá trình lão hóa và kéo dài tuổi thọ.
Hỗ trợ hệ tiêu hóa
Nấm mối có khả năng hỗ trợ đường tiêu hóa hiệu quả, hỗ trợ điều các chứng bệnh như tá tràng, rối loạn tiêu hóa, chán ăn, viêm loét dạ dày tá tràng.
Giải độc gan
Chiết xuất từ nấm mối có khả năng làm giảm thiểu tác hại của các chất như carbon tetrachlorid, pred-nisone và thioacetamide đối với tế bào gan, hạ thấp men gan và làm tăng hàm lượng glucogen trong gan.
Điều hòa kinh nguyệt cho phụ nữ
Theo nhiều bài thuốc y học cổ truyền Trung Quốc, kinh nguyệt và làn da của chị em sẽ được cải thiện nếu như ăn nấm mối thường xuyên.
Chế biến thực phẩm
Nấm mối không chỉ có tác dụng hỗ trợ phòng và trị nhiều bệnh mà nó cũng là một món ăn có hương vị thơm ngon, hấp dẫn đối với nhiều người. Thậm chí, với dân "sành ăn", nấm mối là một trong những thực phẩm được "săn lùng" nhiều nhất. Theo nhiều đầu bếp, muốn giữ được hương vị trọn vẹn nhất của loại nấm này thì người dùng nên chế biến thành các món như nấm mối quấn lá lốt, cháo nấm mối, bánh xèo nấm mối, nấm mối xào lá cách, nấm mối kho nước cốt dừa, nấm mối kho tương, canh nấm mối, nấm mối xào thịt…
>> Gợi ý: Các cách nấu nấm mối ngon, đơn giản nhất
Nấm mối giá bao nhiêu, mua ở đâu?
Nấm mối hiện nay là một món đặc sản được nhiều người ưa chuộng, chính vì vậy mà lượng người tìm mua nấm mối đang ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, loại nấm này không thể nuôi trồng số lượng lớn mà chỉ có thể tìm được trong tự nhiên, không những vậy, nấm mối chỉ có thể tìm được vào mùa mưa ở miền Tây nước ta nên đây là một trong số những thực phẩm có giá cả tương đối cao.
>> Xem thêm: Nấm mối có trồng được không? Cách trồng nấm mối như thế nào?
Theo nhiều thương lái, vào đầu mùa, giá nấm mua tại vườn thường có giá từ 200 - 300 nghìn đồng/kg, tuy nhiên, đến giữa mùa giá nấm mối sẽ bắt đầu tăng lên khoảng 500 - 600 nghìn đồng/kg. Đỉnh điểm là vào cuối mùa, có thời điểm giá nấm mối trên thị trường có thể tăng lên đến 1 triệu đồng/kg là rất bình thường. Vì vậy, khi đến tay người tiêu dùng, nấm mối thường có giá khá cao. Để mua nấm mối thì bạn nên tìm đến các địa chỉ chuyên kinh doanh loại nấm này, nhưng nên tìm hiểu những cơ sở uy tín, đảm bảo chất lượng.
Hy vọng qua bài viết này, bạn hiểu thêm về nấm mối - một loại thực phẩm có nhiều tác dụng cho sức khỏe. Để tham khảo thêm nhiều thông tin thú vị khác, hãy truy cập thường xuyên nhé! Hẹn gặp lại bạn trong các bài viết sau!
>> Tham khảo thêm:
- Nấm mối đen khác gì nấm mối trắng tự nhiên về công dụng, giá bán?
- Rau dền có tác dụng gì? Bà bầu ăn rau dền được không?
- Uống nước gừng có tác dụng gì? Uống nước gừng đúng cách thế nào?
- ASMR là gì? Lợi ích tuyệt vời ASMR mang lại cho sức khỏe & tinh thần
- Ăn xoài có nóng không? 10 tác dụng của quả xoài ít người biết
Xem thêm
3 bước làm món cơm chiên thập cẩm cực ngon cho bé
Cách làm bánh gạo tokbokki từ cơm nguội cực đơn giản tại nhà
Strongbow là gì, bao nhiêu độ? Strongbow giá bao nhiêu 1 thùng?
Cách làm trà bí đao khô ngon giải nhiệt đơn giản tại nhà
Da heo làm gì ngon? 4 Món ngon từ bì lợn dễ làm
3 Cách làm nem thính ngon chuẩn vị ăn cùng lá sung
Ăn đậu Hà Lan có tốt không? Đậu Hà Lan có tác dụng gì?
Cách làm bánh bao bí ngô thơm ngon, lạ mắt chiêu đãi cả nhà
Cách làm sinh tố dứa