Uống nước gừng có tác dụng gì? Uống nước gừng đúng cách thế nào?
Gừng không chỉ là một loại gia vị thường có trong bếp mà nó còn là một loại dược liệu thường xuyên được sử dụng trong Đông y. Nhiều người thường có thói quen uống nước gừng để nâng cao sức khỏe. Vậy uống nước gừng có tác dụng gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Tác dụng của nước gừng
Gừng là một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, nó có vị cay, tính ấm, có tác dụng tán hàn ôn trung, tiêu đàm, hành thủy, giải độc, tạo cảm giác cân bằng, thư giãn cho cơ thể. Tác dụng của gừng đối với sức khỏe là rất tích cực, vì vậy, 70% các bài thuốc Đông y đều có sử dụng loại nguyên liệu này. Gừng tươi thường được chế biến nhiều kiểu khác nhau để sử dụng, ví dụ như phơi khô, nghiền mịn hay pha nước để uống.
Nhiều người đến nay vẫn khá tò mò không biết uống nước gừng có tác dụng gì. Dưới đây là một số công dụng của nước gừng hiện đã được nhiều nghiên cứu khoa học và các bác sĩ công nhận:
- Tác dụng của nước gừng với cơ thể phải kể đến đó là khả năng giúp cải thiện nồng độ cholesterol xấu, hỗ trợ tuần hoàn máu và phòng ngừa các bệnh về huyết áp, tim mạch.
- Uống nước gừng có tác dụng tích cực trong việc làm giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt và đau bụng kinh trong chu kỳ kinh nguyệt hiệu quả nhờ tác dụng làm ấm cơ thể, chống viêm và giảm đau.
- Nước gừng còn giúp chống say, giảm nôn ói khi đi tàu xe.
- Nước gừng rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp giảm táo bón, tiêu chảy, đầy bụng và hỗ trợ điều trị bệnh trĩ.
- Ngoài khả năng giảm nồng độ cholesterol trong máu, uống nước gừng cũng giúp cân bằng nồng độ đường huyết trong cơ thể, giúp làm giảm nguy cơ gây bệnh tiểu đường.
- Đặc tính kháng viêm giúp hỗ trợ giảm đau, đặc biệt là điều trị đau đầu, đau nửa đầu, đau nhức xương khớp... Nhờ tác dụng này mà nước gừng còn được dùng để hỗ trợ mất ngủ, giảm căng thẳng, mệt mỏi.
- Phòng ngừa tăng trưởng của tế bào ung thư, giúp hỗ trợ tiêu diệt các tế bào ung thư và làm chậm sự tăng trưởng của nó.
- Giải độc cơ thể và hỗ trợ tăng cường sức khỏe, tăng sức đề kháng.
- Với tác dụng kháng virus, kháng khuẩn và kháng nấm, tác dụng của nước gừng còn thể hiện ở khả năng trị cảm lạnh, buồn nôn và cúm rất hiệu quả.
- Nước gừng có tác dụng đốt cháy mỡ thừa, cải thiện khả năng tiêu hóa, giúp hỗ trợ giảm cân.
>> Xem thêm: 9 tác dụng tuyệt vời của gừng đối với sức khỏe
Tác hại khi uống nước gừng không đúng cách
Mặc dù tác dụng của nước gừng với cơ thể là rất tích cực, tuy nhiên, nếu không uống nước gừng đúng cách thì có thể gây ra nhiều tác hại. Một vài những tác hại thường gặp đó là:
- Uống quá nhiều trà gừng có thể gây ra các triệu chứng như đầy hơi, ợ nóng và buồn nôn.
- Người bị bệnh về gan như xơ gian, viêm gan... nếu ăn hoặc uống nước gừng có thể khiến các tế bào gan bị hoại tử, làm tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn do gừng có vị nóng, kích thích sự bài tiết của tế bào gan.
- Người bị sỏi thận cũng không nên uống nước gừng nếu không sẽ phải phẫu thuật mổ gắp sỏi vì tính cay, nóng của gừng sẽ làm cho các viên sỏi bị mắc kẹt trong túi mật, uống thuốc không thể tiêu hoặc đẩy sỏi ra ngoài được.
- Phụ nữ mang thai thời kỳ cuối không nên sử dụng nước gừng và các chế phẩm từ gừng thường xuyên vì nó có thể làm tăng huyết áp gây nguy hiểm cho thai phụ. Trong thời gian cho con bú, bạn cũng không nên uống nước gừng, ăn gừng nhiều vì nó có thể được bài tiết vào sữa mẹ gây ra chứng mất ngủ ở trẻ em.
- Người có tiền sử huyết áp cao nếu uống nước gừng có thể gây nguy hiểm cho tính mạng.
- Cảm lạnh, cảm cúm... nếu bị sốt mà còn uống nước gừng thì sẽ chỉ làm thân nhiệt tăng cao hơn.
- Người bị sốt do cảm nóng thì đặc biệt không được uống nước gừng. Uống nước gừng khi bị cảm nắng, nóng có thể dẫn đến tử vong.
- Trong thành phần của gừng có những chất chủ yếu hoạt động trên các niêm mạc dạ dày, nếu người bị bệnh dạ dày, tá tràng thường xuyên uống nước gừng sẽ làm kích thích và bào mòn niêm mạc gây viêm loét.
- Người đang sử dụng thuốc nếu uống nước gừng không có sự tư vấn của bác sĩ có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe, đặc biệt là với các loại thuốc huyết áp, thuốc điều trị tiểu đường...
>> Xem thêm: Uống nước lá vối có tác dụng gì? Uống nước vối có hại thận không?
Uống nước gừng đúng cách như thế nào?
Để tác dụng của nước gừng có thể phát huy hiệu quả nhất, bạn nên uống nước gừng đúng cách theo những lưu ý sau:
- Không nên uống nước gừng buổi tối: Nhiều người thường nghĩ rằng uống nước gừng buổi tối sẽ giúp khắc phục tình trạng mất ngủ. Tuy nhiên, trên thực tế, nó chỉ làm tình trạng mất ngủ thêm trầm trọng hơn mà thôi. Để chữa mất ngủ, bạn chỉ nên uống nước gừng vào buổi sáng hoặc chiều, tuy nhiên, đây là phương pháp tự nhiên nên sẽ mất nhiều thời gian mới cho thấy tác dụng thực sự. Ngoài ra, để chữa mất ngủ, thay vì uống nước gừng bạn có thể dùng gừng ngâm chân vào buổi tối.
- Không nên gọt vỏ gừng: Khi sử dụng gừng không nên gọt vỏ, chỉ cần rửa sạch sau đó sử dụng luôn vì vỏ gừng cũng có rất nhiều công dụng chữa bệnh.
- Kết hợp với những nguyên liệu khác để tăng hiệu quả: Bạn cũng có thể kết hợp nước gừng với mật ong, muối biển, chanh hoặc đường để dễ uống hơn cũng như tăng hiệu quả tùy thuộc vào mục đích điều trị mà bạn cần.
- Sử dụng đúng liều lượng: Các bác sĩ khuyến cáo chúng ta không nên uống trà gừng quá nhiều. Một ngày bạn chỉ nên sử dụng tối đa là 5gr gừng thôi nhé.
>> Khám phá:
- Cách bảo quản gừng tươi lâu để ăn quanh năm
- Trồng gừng vào tháng mấy? Cách trồng gừng cho năng suất cao tại nhà
Trên đây là những tác dụng phổ biến nhất mà chúng tôi muốn giới thiệu để bạn đọc có thể biết được uống nước gừng có tác dụng gì. Hy vọng, những thông tin này sẽ giúp bạn biết cách sử dụng loại nguyên liệu này hợp lý và hiệu quả nhất. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm nhiều thông tin khác về ẩm thực, chăm sóc sức khỏe, đời sống... và chọn mua các sản phẩm gia dụng, chăm sóc nhà cửa... tại hoặc qua hotline dưới đây.
>> Tham khảo thêm:
Xem thêm
Các bài tập thể dục giúp đôi mắt luôn sáng khỏe
Rượu tỏi có tác dụng gì? Uống rượu tỏi đúng cách như thế nào?
Bí quyết tăng chiều cao sau 18 tuổi
Tia UV là gì? Tia UV có ở đâu? Tia UV có tác dụng hay tác hại gì?
Uống kẽm có thật sự trị được mụn? Nên dùng thế nào?
Ngâm chân bằng lá lốt có tác dụng gì? Cách ngâm chân lá lốt hiệu quả tại nhà
Dầu gấc có tác dụng gì? Cách làm dầu gấc nguyên chất đơn giản tại nhà
Cách pha nước muối sinh lý súc miệng theo tỷ lệ chuẩn tại nhà
Tỏi mọc mầm có ăn được không?