Rượu dâu tằm có tác dụng gì? Cách ngâm rượu dâu tằm ngon
Rượu dâu tằm có những tác dụng gì với cơ thể? Cách ngâm rượu dâu tằm như thế nào? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn bạn nhé!
Rượu dâu tằm có tác dụng gì?
Dâu tằm là một loại trái cây lành tính, có lợi cho sức khỏe bởi chứa nhiều loại vitamin, giúp bổ sung nước và khoáng chất cho cơ thể, hỗ trợ chức năng tiêu hóa, giảm cân, làm đẹp da... Quả dâu tằm tươi có chứa đến 88% là nước; 9,4% carb; 1,7% chất xơ; 1,4% protein và 0,4% chất béo. Khi khô, quả dâu tằm chứa 70% carb; 14% chất xơ; 12% protein và 3% chất béo. Ngoài ra, loại quả này cũng chứa nhiều carotene tiền vitamin A, vitamin B1, vitamin C, vitamin E, vitamin K1, acid folic, kali, sắt…
Đặc biệt, trái dâu tằm cũng có chứa khá nhiều polyphenol, alkaloid, flavonoid, isoquercetin, quercetin… Đây đều là những chất chống oxy hóa rất tốt cho cơ thể. Bởi vậy, bên cạnh dùng để ăn, người ta còn thường ngâm dâu tằm thành siro để làm nước giải nhiệt ngày hè hoặc ngâm rượu để uống. Vậy, rượu dâu tằm có tác dụng gì?
Những tác dụng tiêu biểu của rượu dâu tằm là:
- Rượu dâu tằm có tác dụng lợi ngũ tạng, xương khớp, thông huyết khí, bổ can thận, dưỡng huyết, trù phong, tiêu khát.
- Trị tóc bạc sớm, giúp tóc đen trở lại.
- Hỗ trợ hệ tiêu hóa, làm giảm chứng táo bón, tăng kháng thể, hỗ trợ chữa trị các bệnh viêm khớp dạng thấp.
- Hỗ trợ điều trị và làm giảm triệu chứng mất ngủ, các chứng thiếu máu, chứng nhức đầu kinh niên.
- Làm giảm dấu hiệu mất ngủ, ù tai ở người lớn.
- Ngăn ngừa cảm cúm, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, ngăn ngừa ung thư.
- Rượu dâu tằm còn có tác dụng đặc biệt trong việc làm đẹp của phụ nữ, giúp chị em phụ nữ da hồng hào, ngăn ngừa lão hóa, kinh nguyệt đều, máu huyết lưu thông. Phụ nữ uống rượu dâu tằm giúp làm đen tóc, đẹp da, kinh nguyệt đều và nội tiết tố cải thiện giúp tăng khả năng sinh lý.
- Nam giới có thể sử dụng rượu dâu tằm để hỗ trợ tăng khả năng sinh lý, bổ dương.
Nhìn chung, những tác dụng của rượu dâu tằm sẽ được phát huy hiệu quả nhất đối với những đối tượng dưới đây:
- Người bị máu xấu, tóc bạc sớm, cần bồi bổ khí huyết.
- Người biếng ăn, gầy gò, ốm yếu.
- Người làm việc quá sức, đau lưng, nhức mỏi vào ban đêm.
- Nam giới bị liệt dương.
- Người cần phục hồi sức khỏe.
- Người bị nóng cần thanh nhiệt làm mát cơ thể.
- Người bị nám da, sắc mặt kém.
Rượu dâu tằm hoàn toàn có thể tự ngâm tại nhà nên nếu bạn có nhu cầu sử dụng loại đồ uống này thì hãy tham khảo hướng dẫn cách ngâm rượu dâu tằm dưới đây của chúng tôi nhé!
Cách ngâm rượu dâu tằm ngon
Nguyên liệu
- 0,5kg đường vàng.
- 1 kí dâu tằm tươi.
- 1 lít rượu trắng.
- Lọ thủy tinh to.
Cách thực hiện
Bước 1: Bạn đem dâu tằm rửa nhẹ nhàng với nước, tránh trường hợp rửa quá mạnh sẽ khiến dâu bị dập, dễ hỏng khi ngâm. Rửa khoảng 2, 3 lần nước cho dâu thật sạch bụi thì vớt ra rổ để ráo. Dâu tằm dễ nát và ám màu ra tay nên trong quá trình rửa, bạn nên mang găng tay để đảm bảo vệ sinh cũng như tránh ám màu ra tay về sau rất khó rửa.
Bước 2: Bạn đun sôi một nồi nước, cho vào 1 nhúm muối, dùng thìa khuấy đều cho tan. Nước sau khi đun thì để cho nguội bớt, cho dâu tằm vào chần trong 2 - 3 phút rồi vớt dâu ra để ráo nước. Thao tác này cực kì quan trọng bởi chần dâu qua nước muối ấm sẽ khiến dâu không bị màng khi ngâm.
Bước 3: Khi dâu tằm đã ráo nước thì cho vào lọ thủy tinh, cứ một lớp dâu sau đó lại một lớp đường. Làm xen kẽ như thế đến khi hết nguyên liệu thì đổ rượu trắng vào đầy lọ.
Bước 4: Sau đó, bạn đậy kín nắp lọ lại và ủ trong khoảng 1 tháng để dâu sẽ tự ra nước. Cứ khoảng 2 tuần, bạn dùng vá sạch nhấn phần dâu ở trên cùng xuống để dâu được ngấm đều.
Bước 5: Sau khi ngâm được 1 tháng là bạn đã có món rượu dâu tằm chất lượng rồi. Khi thưởng thức, bạn chỉ việc lọc lấy phần nước và ép phần xác dâu để loại bỏ bã, sau đó có thể thêm đá để uống kèm vào mùa hè.
>>> Xem thêm: 5 Cách ngâm dâu tằm ngon, để được lâu đơn giản tại nhà
Lưu ý khi sử dụng rượu dâu tằm
Rượu dâu tằm rất tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng được. Khi dùng loại đồ uống này, bạn cần lưu ý:
- Người hay bị dị ứng, chức năng gan kém nên hạn chế dùng rượu dâu tằm.
- Người hay bị nóng trong, váng đầu, họng khô, gò má đỏ, sốt về chiều, lòng bàn chân tay nóng cũng nên hạn chế sử dụng rượu dâu tằm.
- Rượu dâu tằm có vị ngọt, dễ uống vì vậy nhiều người thường gặp tình trạng uống không kiểm soát được dẫn đến say rượu, ngộ độc rượu nói chung, những điều này đều không tốt cho gan và sức khỏe. Tốt nhất, bạn chỉ nên uống 2 lần/ngày, mỗi lần 1 chén nhỏ trong bữa ăn (có thể dùng kèm với đá lạnh), không nên uống quá 100ml sẽ làm phản tác dụng.
- Trong dâu có chứa chất tanin vì vậy bạn không nên tích trữ dâu tằm trong các dụng cụ chứa kim loại như đồng, sắt, nhôm… Khi nấu nước dâu phải sử dụng nồi tráng men, nồi thủy tinh hoặc nồi đất. Tốt nhất, nên dùng bình, lọ thủy tinh để chứa các sản phẩm từ dâu tằm, tránh các trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tác dụng của rượu dâu tằm cũng như cách ngâm rượu dâu tằm tại nhà như thế nào. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm nhiều cách làm đồ uống giải nhiệt khác tại để thưởng thức trong mùa hè sắp tới. Hẹn gặp lại bạn trong các bài viết sau!
Tham khảo thêm
- Cách ngâm dâu tằm với đường phèn để được lâu, thơm ngon
- Cách nấu chè sâm bổ lượng giải nhiệt cho mùa hè
- Rượu mơ có tác dụng gì? Cách ngâm rượu mơ chuẩn, ngon tại nhà dễ nhất
- 3 cách ngâm rượu tỏi chuẩn không bị xanh, dùng được lâu
- Chăm sóc da sau sinh bằng rượu nghệ đúng cách như thế nào?
- Rượu ổi có tác dụng gì? 2 cách ngâm rượu ổi ngon, chuẩn
Xem thêm
Uống chanh mật ong có tác dụng gì? Cách pha nước chanh mật ong ngon
Cách làm sinh tố chuối giảm cân, đẹp da ngon nhất tại nhà
Uống nước sả gừng mỗi ngày có tốt không? Cách nấu nước chanh sả gừng
Cách làm siro cam đơn giản và cách pha
Cách làm trân châu bằng bột sắn dây thanh mát, dai ngon tại nhà dễ nhất
Sữa bột nguyên kem là gì, có tốt không? Sữa bột nguyên kem dùng để làm gì?
Cách làm mận ngâm đường ngon, để được lâu giải khát mùa hè
Cách làm trân châu bằng bột gạo, bột nếp dai ngon, dẻo mịn tại nhà
4 Cách làm sinh tố sầu riêng ngon, bổ, rẻ