Tâm sen có tác dụng gì? Cách sử dụng tâm sen tươi, tâm sen khô
Có vị đắng nhẵn nên tâm sen thường bị nhiều người "ngó lơ". Tuy nhiên nếu biết được những tác dụng thật sự của chúng thì chắc chắn nhiều người sẽ phải "tiếc ngẩn tiếc ngơ" đấy nhé. Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp tâm sen có tác dụng gì, nào mời bạn cùng theo dõi!
Tâm sen là gì?
Tâm sen còn có nhiều tên gọi khác nhau như tim sen, liên tâm, liên tử tâm. Tâm sen có tên khoa học là Plumula Nelumbinis. Đây chính là bộ phận mầm cây được lấy ra từ chính giữa hạt sen.
Tâm sen có thể sử dụng tươi hoặc sấy khô. Theo các nghiên cứu khoa học, tâm sen có chứa hơn 130 hóa chất đã được phân lập và xác định, trong đó có ancaloid, flavonoid, polysaccharid...
Tâm sen có tác dụng gì?
Tác dụng của tim sen là gì? Thực chất tâm sen đã có lịch sử y học hơn 400 năm. Với vị đắng, tính lạnh, tâm sen thường được sử dụng để chữa mất ngủ, an thần, tăng cường khí lực....
Dưới đây hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về những tác dụng của tâm sen nhé.
- Tâm sen chữa mất ngủ: Các thành phần asparagin, nelumbin, nuciferin, liensini có trong tâm sen đều có tác dụng hỗ trợ giấc ngủ, an thần rất hiệu quả. Bạn có thể dùng tâm sen pha trà và thưởng thức sau bữa ăn tối 1 tiếng nếu muốn có giấc ngủ sâu và ngon hơn nhé.
- Thanh nhiệt, giải độc: Uống tâm sen có tác dụng gì? Một trong những tác dụng của tâm sen chính là giúp thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể. Tâm sen thường được dùng để làm nước uống nhằm giúp giải quyết một số vấn đề về nóng trong, rôm sảy. Bên cạnh đó, trà tâm sen cũng giúp thanh lọc cơ thể và khả năng giải độc rượu rất tốt.
- Giảm cân: Uống tim sen có giảm cân không? Câu trả lời là có. Trà tâm sen có thể hỗ trợ bạn giảm cân hiệu quả bởi nó ngăn hấp thu chất béo và carbs, đồng thời thúc đẩy quá trình trao đổi chất, giúp bạn lấy lại được vóc dáng thon gọn.
- Hỗ trợ cải thiện làn da: Tâm sen có chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp ngăn quá trình lão hóa, từ đó tăng cường sức khỏe cho làn da. Bên cạnh đó, uống trà tâm sen cũng có thể giúp cải thiện mụn trứng cá hay tình trạng da xỉn màu, bóng nhờn nữa đấy.
- Hỗ trợ kiểm soát tiểu đường: Nhờ hoạt chất alkaloid mà tâm sen có thể hỗ trợ các bệnh nhân tiểu đường, giúp giảm sự gia tăng nồng độ glucose sau các bữa ăn.
- Chống trầm cảm: Thành phần isoliensinine và liensinine có trong tim sen có tác dụng an thần, giúp thư giãn, giảm bớt áp lực, căng thẳng cho hệ thần kinh. Chính vì thế, sử dụng tâm sen thường xuyên cũng có thể hỗ trợ chống trầm cảm hiệu quả.
Cách sử dụng tâm sen tươi, tâm sen khô
Với tâm sen khô hay tâm sen tươi thì bạn đều có thể sử dụng theo các bước sau đây:
- Cho 1 lượng tâm sen vừa phải vào ấm pha trà, sau đó dùng nước sôi tráng qua một lượt và rót bỏ phần nước này.
- Sau đó, bạn cho nước sôi vào đầy ấm, đậy nắp và để khoảng 3 - 5 phút cho tâm sen nở là có thể thưởng thức được rồi.
Bạn nên uống trà tâm sen khi còn ấm để cảm nhận được vị thơm ngon và hạn chế vị đắng hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp một số loại thảo mộc như kỷ tử, hoa cúc, cam thảo... hoặc mật ong để tăng thêm hương vị cho trà tâm sen nhé.
Một số lưu ý khi sử dụng tâm sen
Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng tâm sen:
- Tâm sen có tính lạnh, nên những người bị lạnh trong không nên sử dụng tâm sen hoặc nếu muốn dùng thì cần trao đổi với bác sĩ trước.
- Huyết áp thấp có uống được tâm sen không? Tâm sen có tác dụng hỗ trợ làm giảm huyết áp, chính vì thế người bị huyết áp thấp cần thận trọng, không nên sử dụng tâm sen nhé.
Mong rằng những chia sẻ trên đây của chúng tôi đã giúp bạn biết được tâm sen có tác dụng gì. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
>>> Tham khảo thêm:
Xem thêm
Hướng dẫn cách làm bánh khúc nóng truyền thống ngon khó cưỡng
Cách bảo quản thực phẩm an toàn khi trời nồm
2 Cách nấu trà bí đao hạt chia thanh nhiệt, giảm cân cực thơm ngon
Nước dashi cho bé ăn dặm là gì, dùng để làm gì?
Cách làm ngũ cốc lợi sữa cho mẹ sau sinh tại nhà an toàn, tiết kiệm
Cách làm lạp xưởng chay đơn giản mà ngon
Quả nhót là quả gì? Quả nhót có tác dụng gì? Hình ảnh trái nhót
2 Cách làm thịt quay giòn bì bằng chảo và lò nướng cực ngon
Hạt điều có tác dụng gì? Ăn hạt điều có tốt không?