Mâm cúng giao thừa miền Nam & Cách cúng giao thừa miền Nam chuẩn nhất
Mâm cúng giao thừa ở mỗi vùng miền của Việt Nam đều có sự khác biệt và đặc trưng riêng. Trong bài viết này, hãy cùng đi tìm hiểu về mâm cúng giao thừa miền Nam và cách cúng giao thừa miền Nam chuẩn nhất các bạn nhé!
Mâm cúng giao thừa miền Nam
Mâm cúng giao thừa vào dịp Tết Nguyên Đán là đại diện cho một bữa cơm ấm cúng để tiễn đưa các vị thần linh đã chăm sóc và bảo vệ gia đình trong suốt năm qua. Đồng thời, cúng giao thừa cũng như là một buổi lễ để tiếp đón các vị thần mới sẽ đến và gắn bó với gia đình trong năm mới sắp tới. Chính vì vậy, các gia đình thường chuẩn bị mâm cúng đầy đủ, trang nghiêm để mong những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với gia đình trong năm mới.
Khác với miền Bắc và miền Trung, miền Nam thường có khí hậu khá khô và nắng nóng hơn, do đó mà mâm cúng giao thừa của người miền Nam thường chuộng các món nguội hơn. Một số món ăn đặc trưng trong mâm cúng giao thừa miền Nam là:
- Bánh tét.
- Canh măng tươi.
- Canh khổ qua nhồi thịt.
- Đĩa dưa giá.
- Củ kiệu ngâm.
- Gỏi tôm thịt.
- Chả giò.
- Thịt kho tàu (hay thịt kho trứng).
- Củ cải ngâm nước mắm.
Bên cạnh những món chính kể trên, mâm cúng giao thừa của người miền Nam cũng có các món lễ vật khác như bày mâm ngũ quả, hoa tươi, trầu cau, muối, nước sạch, gạo, ly trà, bánh mứt, vàng mã…
Cúng giao thừa vào giờ nào?
Lễ cúng giao thừa ở miền Nam cũng giống như cúng giao thừa miền Bắc, được thực hiện vào thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới Âm lịch vì vậy, lễ này thường được tiến hành vào giờ chính Tý, tức đúng 12 giờ đêm ngày 30 tháng Chạp.
Cúng giao thừa ở miền Nam như thế nào?
Cúng giao thừa ở miền Nam cũng giống đại đa số các vùng miền khác ở nước ta. Trước kia, người miền Nam cúng giao thừa khá cầu kỳ, phải đầy đủ cả lễ chay lễ mặn, lễ mặn phải có thủ lợn luộc, gà trống luộc, lễ chay phải có xôi, bánh tét, chè và đặc biệt phải có bắp cải thảo. Tất cả được bày biện trang trọng trên mâm và đặt trước cửa nhà.
Tuy nhiên hiện nay, nhiều người cho biết, cúng giao thừa ở miền Nam đã lược bớt một số công đoạn cũng như giảm đi phần lễ để tiện cho các gia đình, đặc biệt là gia đình trẻ bận rộn. Nhưng dù giản lược thì vẫn phải đảm bảo tính trang trọng để tỏ được lòng thành kính với thần linh, tổ tiên.
Nên cúng giao thừa trong nhà hay ngoài trời?
Lễ cúng giao thừa có thể được cử hành ở cả trong nhà và ngoài trời, tùy vào điều kiện của mình mà gia chủ có thể lựa chọn một trong hai hình thức. Nhưng dù là cúng ở đâu thì cũng cần chuẩn bị các đồ cúng lễ cần thiết và một bài cúng hoàn chỉnh để có thể thực hiện nghi lễ cúng giao thừa đầy đủ, đúng với truyền thống chung của dân tộc.
Cách cúng giao thừa miền Nam chuẩn nhất
Giống với đại đa số các khu vực khác, cúng giao thừa miền Nam cũng thường thực hiện nghi thức cúng giao thừa ngoài trời và cúng giao thừa trong nhà.
Cúng giao thừa miền Nam trong nhà
Với nghi lễ cúng giao thừa trong nhà, gia chủ cần thực trước khi tiến hành cúng ngoài trời. Sau khi đã chuẩn bị mâm cúng giao thừa và mọi đồ cúng đầy đủ, gia chủ sẽ bắt đầu tiến hành nghi lễ vào thời khắc kết thúc năm cũ, tức là vào 12h đêm vào ngày 30 Tết hay 30 tháng Chạp, hoặc 29 Tết nếu năm đó không có ngày 30.
Gia chủ tiến hành cầu khấn các vị thần linh, bạn nên khấn và cầu các vị thần trông nhà cửa gia đình là thần Thổ Công để cho phép ông bà tổ tiên về nhà chơi Tết cùng với con cháu. Cúng giao thừa luôn là nghi thức truyền thống quan trọng nhất trong năm của người Việt, do vậy, các bạn phải chuẩn bị mọi thứ tươm tất và kỹ lưỡng nhất để bày tỏ lòng thành kính và sự tôn trọng với những vị thần nhé.
Cúng giao thừa miền Nam ngoài trời
Khi cúng giao thừa ngoài trời, gia chủ sẽ tiến hành thắp hương, cầu khấn các vị thần một cách trang nghiêm và cầu mong những điều tốt đẹp cho gia đình.
Gia chủ chờ cho đến khi cúng xong, lúc nhang sắp tàn thì hãy tiến hành đốt các giấy tờ vàng mã. Thông thường, bàn cúng giao thừa ngoài trời miền Nam không cần dọn dẹp ngay mà gia chủ có thể để đến sáng hôm sau.
Câu hỏi thường gặp về lễ cúng giao thừa miền Nam
Mâm cúng giao thừa chay hay mặn?
Bởi vì không có quy định rõ ràng nên tùy vào điều kiện của từng gia đình mà mâm cúng giao thừa có thể là cỗ mặn, cỗ chay hoặc cả hai.
Đặt mâm cúng giao thừa ở đâu?
Với các gia đình có sân rộng thì mâm cúng giao thừa có thể đặt cả ở trong nhà và ngoài sân tùy thích. Nhưng với các gia đình ở chung cư, thường mâm cúng giao thừa sẽ được bố trí trong nhà nơi gần cửa nhất hoặc bố trí ngoài ban công. Nhìn chung, việc đặt mâm cúng ở đâu gia chủ cần linh động bố trí cho phù hợp với không gian sinh hoạt của gia đình.
Trên đây là mâm cúng giao thừa miền Nam, cách cúng giao thừa miền Nam chuẩn nhất. Cảm ơn các bạn đã quan tâm bài viết!
>>> Xem thêm:
- 2 Văn khấn giao thừa trong nhà năm 2023, bài cúng giao thừa trong nhà chuẩn nhất
- Văn khấn giao thừa, bài cúng giao thừa ngoài trời cho gia tiên, Thần linh chuẩn nhất
- Gà cúng giao thừa quay đầu ra hay vào? Cách để gà cúng giao thừa
- Mâm cúng giao thừa gồm những gì? Chuẩn bị mâm cúng giao thừa chuẩn nhất
- Cúng giao thừa lúc mấy giờ? Thắp hương giao thừa mấy giờ?
- Giao thừa năm 2023 cúng ngựa màu gì phù hợp nhất?
- 2 Bài văn khấn Thổ Công đêm giao thừa chuẩn nhất
Xem thêm
Lời chúc Giáng Sinh cho người công giáo hay, ý nghĩa
Những lời chúc 20/10 cho mẹ ý nghĩa, ngắn gọn, đơn giản hay nhất
Văn khấn hóa vàng ban Thần Tài – Bài cúng hóa vàng ban Thần Tài
Lời kinh Chú Đại Bi 21 biến, file MP3
Cách trang trí cho đêm Halloween ấn tượng
Bài diễn văn viếng nghĩa trang liệt sĩ
Ngày 23/11 là ngày gì? 23 tháng 11 là cung gì?
Tháng cô hồn kiêng ăn những món gì? Nên ăn món gì?
Những lời chúc Trung Thu cho bạn bè hài hước, ý nghĩa nhất