Công dụng của khoai sọ

Cập nhật: 28/03/2024

Khoai sọ là khoai gì? Khoai sọ và khoai môn có phải là một không? Trong bài viết dưới đây, VnAsk sẽ giải đáp hết thắc mắc này cho bạn và chia sẻ thêm với bạn một số tác dụng của khoai sọ. Hãy tham khảo nhé!

Tìm hiểu về khoai sọ

Khoai sọ là khoai gì?

1.

Khoai sọ là một loại cây thuộc loại Colocasia esculenta (loại cây thuộc họ Ráy), có nguồn gốc từ các vùng đồng bằng đất ngập nước của Malaysia trước 5000 TCN. Khoai sọ có củ cái và củ con, củ cái thường nhỏ, có nhiều củ con và có nhiều tinh bột.

Khoai sọ phù hợp trồng ở các loại đất thịt nhẹ, đất cát pham giàu mùn, thoát nước tốt. Đặc biệt, chúng được trồng chủ yếu ở vùng đồng bằng và trung du miền núi phía Bắc Việt Nam. Loại khoai sọ này được dùng để luộc ăn chín, nấu canh, hầm… nhưng lại không phù hợp để chế biến các món ăn công nghiệp.

Ăn khoai sọ có tác dụng gì?

2.
  • Cung cấp năng lượng cho cơ thể: Khoai sọ có chứa hàm lượng calo cao, trong 100g khoai sọ có thể cung cấp đến 112 calo, ít chất béo và có hàm lượng protein rất cao. Chính vì thế, khoai sọ có thể cung cấp nguồn năng lượng tuyệt vời cho cơ thể.
  • Tốt cho hệ tiêu hóa: Khoai sọ có thể giúp tăng cường chức năng hoạt động của hệ tiêu hóa bởi ngoài lượng calo và tinh bột cao thì nó còn rất giàu các loại chất xơ. Điều này giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, đồng thời giúp thức ăn được tiêu hóa dễ dàng.
  • Duy trì huyết áp: Kali có nhiều trong khoai sọ nên rất tốt cho hệ tim mạch, có thể giúp duy trì huyết áp ổn định (nhất là những người đang bị bệnh cao huyết áp).
  • Tăng cường sức khỏe miễn dịch: Khoai sọ là nguồn cung cấp vitamin và chất chống oxy hóa dồi dào. Theo đó, khoai sọ có thể tiêu diệt được các gốc tự do gây hại, tăng cường hệ miễn dịch giúp loại bỏ cũng như chống lại một số loại bệnh nguy hiểm thường gặp.
  • Tốt cho tim mạch: Trong khoai sọ có chứa nhiều khoáng chất tốt cho sức khỏe như: Kẽm, magan, kali, kẽm, sắt… Các chất này có thể giúp cho nhịp tim hoạt động ổn định. Trong đó, kali là thành phần quan trọng của tế bào cũng như chất dịch của cơ thể, nó góp phần điều hòa nhịp tim.
  • Hỗ trợ điều trị viêm thận: Khoai sọ là loại củ có hàm lượng vitamin và photpho lớn, tương đối tốt cho người vị viêm thận. Những người mắc bệnh này nên bổ sung thêm khoai sọ vào thực đơn hằng ngày của mình để cải thiện tình trạng bệnh tốt hơn. Tuy nhiên, bạn không nên ăn quá mặn, nên nêm nếm gia vị nhạt hơn so với bình thường nhé.
  • Hỗ trợ ngăn ngừa suy nhược cơ thể: Khoai sọ là một trong những loại thực phẩm chứa nhiều gluxit, giúp cung cấp nhiều năng lượng để nuôi dưỡng tế bào thần kinh và hỗ trợ phòng chống suy nhược cơ thể.

Tác dụng của khoai sọ

Khoai sọ có phải là khoai môn không?

3.

Do khoai sọ và khoai môn có hình dáng khá giống nhau nên nhiều người vẫn thường nhầm lẫn 2 loại khoai này với nhau. Vậy, sự khác nhau giữa khoai sọ và khoai môn là gì?

Thực chất, cả khoai sọ và khoai môn đều có chung nguồn gốc từ loài Colocasia esculenta, chúng đều là những loại cây ăn củ và củ của chúng lại gồm 2 loại là củ cái và củ con. Bên cạnh những điểm chung này thì cả 2 loại củ này cũng có một số điểm khác nhau giúp chúng ta có thể phân biệt được.

  • Khoai môn thì có củ thường là củ cái, to, khá nặng khoảng 1,5 - 2kg, ít cho củ con. Phần vỏ bên ngoài có màu nâu, chia thành các đường vân ngang và láng, nhẵn hơn khoai sọ. Phần ruột của nó có màu trắng đến vàng hoặc tím nhạt.
  • Khoai sọ cho nhiều củ con hơn, có trọng lượng mỗi củ khá bé, thậm chí củ to nhất chỉ cỡ 1 nắm tay. Phần vỏ bên ngoài của nó thường đậm hơn khoai môn, có lông dài và nhám hơn. Phần thịt bên trong thì có màu trắng.

Như vậy, khoai sọ và khoai môn là hai loại khoai hoàn toàn khác nhau.

Phân biệt khoai sọ và khoai môn

>> Tham khảo thêm:

Trên đây là một số thông tin về khoai sọ mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi!

Đừng quên truy cập website để tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé!