Cây nhân trần có tác dụng gì? Phân loại và cách nấu nước nhân trần ngon
Nếu có dịp ghé thăm nhiều ngôi làng ở miền Bắc Việt Nam, chắc chắn bạn sẽ được chủ nhà "chiêu đãi" nhiều loại thức uống đặc biệt được pha từ những loại lá cây rất mộc mạc và bình dị. Trong số đó có loại nước được nấu từ cây nhân trần. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu sâu hơn về loại cây này bạn nhé.
Cây nhân trần là gì? Cây nhân trần có mấy loại?
Cây nhân trần còn có nhiều tên gọi khác như chè cát, mao xạ hương, hoắc hương núi, chè nội. Cây có tên khoa học là Adenosma caeruleum R. Br. và thuộc họ hoa mõm chó Scrophulariaceae. Nhân trần là loại cây thân thảo, sống lâu năm, chiều cao dao động từ 0,5 - 1m. Lá cây mọc đối xứng, hình trái xoan nhọn và mép lá có răng cưa. Hai mặt lá đều có lông. Khi vò lá sẽ có mùi thơm rất dễ chịu.
Theo ghi chép của nhiều cuốn sách y học thì nhân trần có 2 loại là nhân trần Bắc và nhân trần Nam. Cây nhân trần Bắc được phân bố ở các cao nguyên, đảo Hải Nam Trung Quốc còn nhân trần Nam được phân bố chủ yếu ở Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Giang, Tuyên Quang cùng một số tỉnh miền Trung như Quảng Nam, Quảng Ngãi...
Tuy phân bổ khác nhau nhưng nhìn chung 2 loại nhân trần này đều có những công dụng giống nhau. Và toàn bộ phần thân cây mọc trên mặt đất đều có thể sử dụng được.
Hình ảnh cây nhân trần
Nhân trần có tác dụng gì? Uống nhân trần có tốt không?
Tác dụng của cây nhân trần là gì? Trong Đông y, nhân trần có vị đắng, hơi cay, tính hơi hàn có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, làm ra mồ hôi... Nhân trần vốn được xem là một loại dược liệu và được sử dụng khá lâu đời trong Đông y. Không những vậy, theo y học hiện đại, người ta cũng đã nghiên cứu và chỉ ra rằng nhân trần có nhiều công dụng trong việc điều trị các bệnh lý về gan mật. Cụ thể cây nhân trần mang lại một số tác dụng như sau:
- Hạ lipid máu: Nhân trần đã được nghiên cứu là loại cây có tác dụng hạ mỡ máu, ngăn ngừa tình trạng gan nhiễm mỡ, điều trị rối loạn chuyển hóa lipid.
- Hỗ trợ điều trị viêm gan cấp: Có khá nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng uống nhân trần trong thời gian điều trị những đợt viêm gan cấp có thể giúp giảm men gan về mức bình thường. Những biểu hiện của bệnh như vàng da, mệt mỏi... cũng được cải thiện rất đáng kể.
- Lợi mật, điều trị viêm túi mật: Nhân trần có tác dụng giúp tăng tiết mật, tránh tình trạng tắc mật.
- Giúp ức chế một số loại vi khuẩn: Uống nhân trần có tác dụng gì? Nước nhân trần có thể làm ức chế một số vi khuẩn như lao, thương hàn, bạch hầu, trực khuẩn E.coli, tụ cầu vàng, não mô cầu, cúm...
- Một số tác dụng khác: Bên cạnh đó, nhân trần còn có tác dụng hạ áp, chữa loét miệng, mẩn ngứa, mụn nhọt, nấm da, chữa say nắng, nhức đầu, nóng sốt...
Một số bài thuốc từ nhân trần - Cách nấu nước nhân trần ngon
Thường thì nước nhân trần chỉ cần hãm như hãm trà chứ không cần đun nấu lích kích. Sau đây là một số cách pha nước nhân trần ngon để bạn tham khảo:
Cách 1:
- Chuẩn bị 300g râu ngô, 150g nhân trần, 150g bồ công anh. Tán vụn tất cả và mỗi ngày hãm 50g với nước sôi trong bình kín. Sau khoảng 20 phút thì mang ra dùng được.
- Công dụng: Thanh nhiệt, lợi mật, chống viêm gan, sỏi mật...
Cách 2:
- Dùng 30g nhân trần hãm với nước sôi trong bình kín. Sau khoảng 15 phút là có thể dùng được. Nếu muốn có thể thêm chút đường phèn và uống thay trà trong ngày.
- Công dụng: Thanh nhiệt, phòng bệnh thấp nhiệt, điều trị viêm gan cấp...
Cách 3:
- Dùng 300g nhân trần, 60g sinh đại hoàng, 30g trà tán vụn. Mỗi ngày lấy 30g hỗn hợp này hãm với nước sôi trong bình kín. Sau khoảng 15 phút thì dùng được.
- Công dụng: Thanh nhiệt, chữa viêm gan, vàng da...
Lưu ý khi uống nước nhân trần
Trong quá trình sử dụng nước nhân trần, bạn cần lưu ý một vài điểm sau đây:
- Uống nhân trần hàng ngày có tốt không? Mặc dù có nhiều tác dụng thế nhưng nếu bạn không có bệnh hoặc không có nguy cơ mắc bệnh thì không nên uống nước nhân trần hằng ngày. Nếu uống quá nhiều nhân trần có thể khiến đào thải nước ra khỏi cơ thể, từ đó dễ làm bạn bị mất nước, mệt mỏi, thiếu tập trung. Ngoài ra, nếu gan của bạn không có vấn đề gì mà uống nhân trần nhiều thì có thể làm gan tăng bài tiết dịch mật, từ đó làm tổn thương gan.
- Nếu thấy dấu hiệu bất thường khi uống nhân trần thì cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ biết.
- Phụ nữ có thai hay đang cho con bú không nên dùng nhân trần.
- Không nên kết hợp nhân trần với cam thảo.
- Người có thể đang hàn, bị lạnh bụng, đau bụng không nên uống nhân trần...
Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đã biết cây nhân trần có tác dụng gì cũng như biết cách nấu nước nhân trần ngon nhất. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
Nguồn: Tổng hợp từ Vinmec & suckhoedoisong
>>> Tham khảo thêm:
Xem thêm
Top 6 món ngon từ ức gà giúp giảm cân, tăng cơ nhanh chóng
2 Cách làm lẩu cá trắm đơn giản mà ngon chẳng kém ngoài hàng
Hướng dẫn cách muối dưa cải bẹ xanh ngon, vàng giòn tại nhà
2 cách làm mứt khoai môn đãi khách ngày Tết dẻo thơm, lạ miệng
Cách làm trứng hấp Hàn Quốc vừa đẹp, vừa ngon lại không ngán
Cách làm vải Elsa băng tuyết sữa chua vừa ngon vừa mát
Cách làm khoai tây nghiền phô mai ngon, béo ngậy
4 cách làm bánh tráng nướng Đà Lạt giòn ngon ngay tại nhà
2 Cách làm cocktail ngon với công thức pha chế sáng tạo