Cách trồng nấm rơm tại nhà đơn giản, năng suất cao
Nấm rơm có chứa nhiều vitamin, acid amin, khoáng chất vi lượng rất tốt cho sức khỏe nên được nhiều người ưa chuộng. Trồng nấm rơm cũng không quá khó, thế nên hiện nay có khá nhiều người tìm hiểu để tự trồng và chăm sóc loại nấm này tại nhà. Dưới đây mời bạn tham khảo cách trồng nấm rơm tại nhà đơn giản, năng suất cao nhé.
Kỹ thuật trồng nấm rơm từ rơm rạ truyền thống
Chuẩn bị nguyên liệu
Có nhiều nguyên liệu để trồng được nấm rơm ngoài rơm rạ như mùn cưa, bẹ chuối khô, đay, bông gòn... tuy nhiên tốt nhất vẫn nên dùng rơm rạ khô được ngâm với nước vôi.
Khi rơm được ngâm trong nước vôi và đã ngấm thì bạn vớt lên, để ráo và đánh thành các đống sau đó 3 ngày mới sử dụng được. Lưu ý, phải giữ cho rơm thật khô thì việc trồng nấm rơm mới hiệu quả.
Bên cạnh đó, chọn giống nấm cũng rất quan trọng và có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất nấm rơm. Bạn nên chọn giống nấm không quá non, cũng không quá già, đặc biệt là không bị sâu bệnh. Túi giống nấm phải có mùi đặc trưng của nấm rơm, sợi nấm cần ăn kín đáy, không bị loang.
Lựa chọn vị trí trồng nấm
Bạn có thể đặt rơm để trồng nấm ở nhiều nơi như vườn cây, xung quanh nhà, trong bọc nilon, trên nền đất gạch... Tuy nhiên vị trí ấy cần tránh ánh nắng trực tiếp, đồng thời phải là nơi bằng phẳng, khô ráo, thoáng mát.
Kỹ thuật ủ rơm, chọn meo nấm
Bạn cần chuẩn bị nước vôi được pha theo tỉ lệ 4kg vôi khô với 1m3 nước. Sau đó cho rơm rạ khô ngâm trong nước vôi 1 tiếng để lọc bỏ tạp chất, tẩy rửa chất phèn, chất mặn trong rơm.
Tiếp đến, bạn chất rơm thành từng khối rồi tưới nước sao cho khối rơm cao tầm 1,5m là được, chiều dài tùy vào lượng rơm mà bạn muốn ủ.
Lưu ý: Khi ủ rơm, bạn nên dậm xung quanh khối rơm và dậm sơ ở giữa. 1 tuần sau khi ủ, bạn nên đảo cho rơm chín đều và rải 1 lớp vôi bột để xử lý đất và giúp rơm nhanh chín hơn.
Khi chọn meo nấm, bạn nên chọn loại sợi tơ nấm có màu trắng, mật độ tơ dày, meo phải có mùi nấm rơm. Không nên chọn loại meo nấm có màu nâu hoặc đen bởi đó có thể là meo nấm bị nhiễm độc.
Xếp mô, rắc meo giống
Rơm sau khi ủ dẽ được cuộn lại thành từng bó nhỏ có đường kính 20cm, dài khoảng 50cm. Mỗi lớp rơm, bạn rải meo nấm dọc 2 bên luống, cách mép luống 5 - 7cm tuy nhiên lớp ngoài cùng của bó rơm không được rải meo nấm.
Sau đó, bạn nhớ tưới nước rồi vuốt mặt ngoài bó rơm để cho mô nấm nhìn gọn gàng hơn.
Cách chăm sóc nấm rơm
Cách chăm sóc nấm rơm cũng khá đơn giản, bạn không cần bón phân bởi khi rơm phân hủy sẽ tạo ra chất dinh dưỡng để nấm phát triển.
Bạn chỉ cần tưới nước mỗi ngày 1 lần, đồng thời theo dõi độ ẩm của khối rơm thường xuyên để điều chỉnh lượng nước thích hợp.
Thu hoạch nấm rơm
Tùy vào từng loại meo nấm và cách ủ, cách chăm sóc thì từ 7 - 10 ngày là bạn đã có thể thu hoạch nấm rơm. Bạn có thể hái nấm 2 lần mỗi ngày vào lúc sáng sơm và sau 2 giờ chiều.
Cách trồng nấm rơm bằng mùn cưa
Cách trồng nấm rơm bằng mùn cưa cũng có nhiều điểm giống với như trồng nấm rơm bằng rơm rạ ở trên. Cách chọn vị trí, meo nấm, cách chăm sóc cũng tương tự. Tuy nhiên điểm khác biệt lớn nhất là ở công đoạn ủ mùn cưa. Hãy cùng theo dõi các bước trồng nấm rơm bằng mùn cưa bạn nhé.
Xử lý mùn cưa trước khi trồng nấm
Bạn pha 100 lít nước với 3kg vôi bột ròi tưới lên mùn cưa sao cho độ ẩm đạt từ 50% trở lên trong 2 tuần liên tục. Sau đó, bạn chất mùn cưa thành các đống cao từ 1m và rộng khoảng 2m.
Cứ sau 4 - 5 ngày, bạn lại đảo mùn cưa để giúp chất lượng mùn cưa đồng đều hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên duy trì nhiệt độ mùn cưa ở khoảng 50 - 60 độ C.
Ngoài ra, bạn cũng có thể trộn thêm phân hữu cơ, phân vô cơ để tăng dinh dưỡng cho mùn cưa. Lưu ý, phân vô cơ không quá 50% khối lượng mùn cưa, phân hữu cơ không quá 20% khối lượng mùn cưa.
Gieo trồng nấm rơm
Bạn rải mùn cưa xuống nền bê tông sao cho có độ dài 30 - 40cm, dày khoảng 5cm. Sau đó, bạn rải lớp thứ 2, thứ 3 lên trên rồi vuốt lại mặt ngoài của mô nấm. Cuối cùng, bạn phủ lớp rơm mỏng bên ngoài cùng, lớp rơm này cần phải sạch, không bị mốc nhé.
Thu hoạch
Trồng nấm rơm bằng mùn cưa thì sau khoảng 3 tuần là bạn có thể thu hoạch. Sau khi thu hoạch, bạn nên che kín phần áo mô bên ngoài. Sau đó khi thu hoạch hết thời vụ, bạn lại tiếp tục chăm sóc mô nấm như ban đầu.
Trên đây là cách trồng nấm rơm tại nhà đơn giản, năng suất cao mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
>>> Tham khảo thêm:
Xem thêm
Luộc ốc mấy phút? Cách luộc ốc ngon nhất
Cách làm ruốc nấm hương, nấm kim châm, nấm bào ngư, nấm đùi gà ngon, đơn giản tại nhà
10 Món nhậu ngày Tết để đãi khách đơn giản, dễ làm, ngon khó cưỡng
5 cách pha nước chấm vịt quay, nước chấm vịt luộc ngon đúng điệu
Cách làm cơm trộn Hàn Quốc bibimbap đơn giản tại nhà
Cách làm thịt viên nướng bằng nồi chiên không dầu ngon, không bị khô
Cách làm bánh mỳ hình trái tim với lò nướng
Cách làm sữa chua Hy Lạp bằng nồi cơm điện cực dễ
Các loại sữa tăng cân dành cho người gầy lâu năm tốt nhất hiện nay