Cách gieo hạt giống mồng tơi đơn giản tại nhà
Mồng tơi là một loại rau có giá trị dinh dưỡng khá cao, chế biến được nhiều món canh thanh mát, bổ dưỡng cho sức khỏe. Cách trồng mồng tơi cũng khá đơn giản, vì vậy rất nhiều gia đình thường chọn loại rau này để gieo trồng tại nhà với mong muốn có nguồn rau sạch để phục vụ sinh hoạt hằng ngày. Nếu bạn cũng đang tìm hiểu cách gieo hạt mồng tơi sao cho nhanh nảy mầm và đạt tỉ lệ sống cao thì đừng bỏ lỡ bài viết này của chúng tôi nhé!
Chi tiết cách gieo hạt mồng tơi tại nhà
Dưới đây sẽ là các bước cơ bản để gieo hạt mồng tơi tại nhà:
Bước 1: Lựa chọn hạt mồng tơi
Khi chọn hạt giống mồng tơi, bạn cần lựa những hạt to, chắc, đồng thời loại bỏ hạt mềm, có lỗ để tỉ lệ nảy mầm cao nhất.
Bước 2: Ngâm ủ hạt
- Trước tiên, bạn cần ngâm hạt mồng tơi vào nước ấm theo tỉ lệ 1 nóng, 3 lạnh để kết thúc quá trình ngủ đông, đồng thời kích thích hạt nảy mầm (với các hạt có xuất xứ nước ngoài).
- Trong quá trình ngâm hạt, bạn nên quan sát và loại bỏ các hạt không chìm xuống đáy trong khoảng 15 phút bởi những hạt này thường sẽ không đạt chất lượng.
- Bạn ngâm hạt giống mồng tơi khoảng 10 đến 12 tiếng. Khi thấy hạt nứt ra và mầm trồi lên là đã thành công. Còn hạt nào không nảy mầm thì bạn có thể loại bỏ.
Bước 3: Chọn vị trí trồng thích hợp
- Bạn có thể trồng mồng tơi trong khay, chậu, thùng xốp hoặc trồng trực tiếp trong vườn đều được. Nếu có điều kiện, bạn nên trang bị các loại hộp trồng cây thông minh bởi nó sẽ giúp bạn đỡ vất vả hơn. Tuy nhiên, dù trồng ở đâu thì bạn cũng cần che chắn khu vực trồng để tránh chuột bọ, chó, mèo phá đám nhé.
- Ngoài ra, khi làm đất trồng mồng tơi bạn cũng nên chú ý vì loại rau này khá kén phân (đạm). Bạn không nên cho quá nhiều phân nhé.
Bước 4: Cách gieo hạt mồng tơi
Bạn có thể gieo hạt mồng tơi bằng cách rải đều tay với mật độ 2 đến 5cm. Hoặc bạn cũng có thể kẻ hàng, sau đó gieo hạt mồng tơi theo hàng, với mật độ và khoảng cách giữa các hàng từ 2 đến 5cm.
Tiếp theo, bạn lấp đất cao khoảng 1 đến 3cm, sau đó tưới nước 1 lần hoặc 2 lần mỗi ngày. Sau 5 đến 7 ngày là mồng tơi bắt đầu nảy mầm và khoảng 20 đến 25 ngày là bạn có thể thu hoạch mồng tơi để thưởng thức rồi.
Hướng dẫn cách chăm sóc rau mồng tơi
- Vào mùa nắng, bạn nên tưới nước cho rau 2 lần mỗi ngày để duy trì độ ẩm cho đất. Mùa mưa thì không nên tưới quá nhiều vì cây sẽ dễ bị úng.
- Trước khi thu hoạch rau khoảng 7 đến 10 ngày, bạn nên ngưng tưới phân đạm để lượng nitrat trong rau mồng tơi không quá cao.
- Thường xuyên kiểm tra cây để kịp thời bắt sâu và loại bỏ các lá vàng, úa.
- Khi thu hoạch mồng tơi, bạn nên dùng dao sắc cắt sát gốc cách đất khoảng 5 đến 10cm để rau có thể tiếp tục đẻ nhánh và các nhánh sau này sẽ to và dài hơn. Khi cắt rau xong, bạn nên bón chút phân cho rau mồng tơi có chất dinh dưỡng để phát triển tiếp. Ngoài ra, bạn cũng nên thường xuyên ngắt ngọn và lá già để kích thích cây đẻ nhiều nhánh và mọc nhiều lá hơn.
>>> Tham khảo thêm:
- Cách trồng mồng tơi bằng cành (thân, gốc) đơn giản tại nhà
- Cách gieo hạt măng tây nhanh nảy mầm
- Hướng dẫn cách gieo hạt rau cải nảy mầm nhanh, đều
- Hướng dẫn cách ngâm và gieo hạt giống rau muống tại nhà
- Cách trồng nấm rơm tại nhà đơn giản, năng suất cao
- Top 10+ cây đuổi muỗi hiệu quả vừa làm cây cảnh trang trí trong nhà
- Cây nha đam có tác dụng gì? 15 công dụng của cây nha đam với sức khỏe và làm đẹp
Trên đây là cách gieo hạt rau mồng tơi đơn giản tại nhà. Chúc các bạn sẽ thực hiện thành công để thu hoạch được nhiều lứa rau mồng tơi sạch, an toàn, đảm bảo cho cả gia đình cùng thưởng thức.
Xem thêm
Mùa hoa lê ki ma (lêkima) nở vào mùa nào? Quả lê ki ma có tác dụng gì?
Ý nghĩa hoa ngọc lan? Hoa ngọc lan nở vào mùa nào, có màu gì, trồng trước nhà tốt không?
Cây phát tài núi hợp mệnh gì, tuổi gì? Ý nghĩa cây phát tài núi
Hoa cẩm chướng (hoa phăng) có ý nghĩa gì? Cách cắm hoa phăng đẹp nhất
Ý nghĩa hoa hồng xanh là gì? Hình ảnh hoa hồng xanh đẹp nhất
Cách trồng sen đá bằng lá tại nhà đơn giản nhất
Tên và ý nghĩa của các loại hoa lan đẹp, được ưa thích hiện nay
Chụp ảnh hoa sen nên mặc gì? Các tư thế chụp ảnh với hoa sen đẹp, nghệ thuật
Các loại sen đá hoa hồng, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc