3 cách làm dưa kiệu ngày Tết giòn ngon nhất
Dưa kiệu là một trong những món ăn đặc trưng của người miền Nam Trung Bộ thường được ăn vào dịp Tết Nguyên Đán. Các gia đình thường sẽ chuẩn bị món dưa củ kiệu muối này để ăn kèm trong bữa cơm ngày Tết. Trong bài viết hôm nay, xin gợi ý tới bạn 3 cách làm dưa kiệu ngày Tết giòn ngon nhất đơn giản tại nhà. Mời các bạn cùng tham khảo nhé!
Cách lựa chọn củ kiệu ngon để muối dưa
Để món dưa củ kiệu được trắng, giòn và ngon thì trước tiên bạn cần lựa chọn củ kiệu thật kỹ lưỡng nhé. Củ kiệu chọn để làm dưa món nên là kiệu Huế (còn gọi là kiệu quế). Loại kiệu Huế này thường có củ khá to, thắt eo, nhiều rễ, thân kiệu nở tròn, lá mảnh...
Sử dụng kiệu Huế để làm dưa sẽ thơm ngon và giòn hơn so với khi sử dụng kiệu trâu (kiệu trâu thường không có thắt eo như kiệu Huế). Bên cạnh đó, bạn cũng nên chọn những củ kiệu trắng đều, không bị trầy xước, dập nát, còn tươi xanh và không nên quá to nhé.
3 cách làm dưa kiệu ngày Tết giòn ngon nhất
Cách làm dưa kiệu trắng giòn
Nguyên liệu làm dưa kiệu
- 1kg củ kiệu.
- 1kg đường (tùy chỉnh).
- 325ml giấm.
- 1 ít muối.
Cách làm dưa kiệu trắng giòn
Để củ kiệu sau khi muối được trắng, giòn đẹp mắt thì bạn cũng cần phải chú trọng tới khâu sơ chế. Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Khi mua củ kiệu về, bạn cho củ kiệu vào chậu có hòa tro bếp và ngâm khoảng 8 tiếng. Các bạn lưu ý là trong trường hợp không có tro bếp, bạn có thể sử dụng nước muối loãng để thay thế, đồng thời rút ngắn thời gian ngâm kiệu xuống còn khoảng 4 tiếng để củ không bị thấm mặn.
Bước 2: Sau khi ngâm với tro đủ 8 tiếng, bạn vớt kiệu ra và dùng dao tiến hành cắt bỏ phần rễ và phần đầu. Tiếp đến, bạn mang kiệu ngâm với nước muối pha loãng hoặc ngâm trong nước đá lạnh. Mục đích của việc làm này là để cho kiệu giòn hơn.
Bước 3: Bạn rửa củ kiệu với nước sạch vài lần cho bớt mặn rồi cho kiệu ngâm với nước có pha phèn chua.
Bước 4: Bạn rửa lại củ kiệu, sau đó vớt ra để ráo bớt nước và dàn đều trên mâm hoặc khay. Tiếp đến, bạn phơi khay củ kiệu dưới nắng 1 ngày cho kiệu héo lại.
Bước 5: Sau khi phơi củ kiệu, bạn lột bớt 1 lớp vỏ bên ngoài và cắt nốt phần rễ còn sót lại, sau đó, rửa thêm 1 lần nữa cho sạch bụi và vớt ra để ráo nước. Như vậy là bạn đã hoàn thành xong khâu sơ chế củ kiệu rồi đấy.
Cách làm dưa kiệu chua ngọt
Củ kiệu chua ngọt là một trong những món ăn rất được yêu thích vào dịp Tết, nó không chỉ ngon, giòn mà còn có tác dụng chống ngán. Dưới đây là cách làm dưa món củ kiệu chua ngọt đơn giản để bạn tham khảo.
Nguyên liệu làm dưa kiệu
- 1kg củ kiệu.
- 400g đường.
- 500ml giấm.
- Muối.
- 1 muỗng cà phê phèn chua.
Hướng dẫn làm dưa kiệu chua ngọt
Bước 1: Bạn hòa tan 1/2 muỗng cà phê muối, 2 muỗng đường trắng, 400ml giấm cùng với nước lọc. Bạn có thể nêm nếm sao cho phù hợp nhất với khẩu vị của gia đình mình.
Bước 2: Bạn tiến hành tiệt trùng hũ thủy tinh bằng nước sôi rồi để cho thật ráo nước.
Bước 3: Tiếp đến, bạn cho hỗn hợp vừa pha ở bước 1 vào nồi, bắp lên bếp đun sôi, sau đó để nguội.
Bước 4: Bạn xếp củ kiệu đã được sơ chế sạch vào hũ thủy tinh, sau đó dùng 1 vài chiếc nan tre khô, sạch gài lên trên để củ kiệu không bị nổi. Sau đó, bạn rót hỗn hợp nước muối đã đun vào hũ sao cho ngập củ kiệu khoảng 3cm rồi đậy nắp kín và để vào nơi khô thoáng.
Bước 5: Sau khoảng 7 đến 10 ngày, bạn có thể kiểm tra củ kiệu và lấy củ kiệu ra thưởng thức được rồi.
Cách làm dưa kiệu ngâm mắm
Nếu không thích củ kiệu ngâm chua ngọt, bạn có thể thực hiện củ kiệu ngâm mắm nhé. Cách làm dưa món củ kiệu này cũng rất thơm ngon và hấp dẫn đấy. Sau đây là các nguyên liệu và chi tiết cách làm để bạn tham khảo.
Nguyên liệu làm dưa kiệu
- 1kg củ kiệu đã phơi khô.
- 2 củ cà rốt thái miếng nhỏ đã phơi khô.
- 1/2 quả đu đủ xanh phơi khô.
- Gia vị: Nước mắm, đường, muối...
Cách làm dưa kiệu giòn ngon
Bước 1: Bạn hòa tan 1 bát con đường với 1 bát con nước mắm rồi đun sôi trên lửa nhỏ để hỗn hợp hơi sệt lại. Sau đó, bạn để cho hỗn hợp thật nguội.
Bước 2: Bạn tiệt trùng hũ thủy tinh bằng nước sôi rồi lau thật khô.
Bước 3: Bạn cho tất cả các nguyên liệu củ kiệu, cà rốt, đu đủ đã phơi khô vào hũ thủy tinh rồi rót hỗn hợp nước mắm cho ngập nguyên liệu.
Bước 4: Để các nguyên liệu không bị nổi lên và có thể ngấm gia vị, bạn nên dùng que tre chặn lên, sau đó đậy kín nắp hũ.
Bước 5: Sau khoảng 3 ngày, bạn có thể lấy củ kiệu ra thưởng thức rồi.
Mâm cơm ngày Tết mà không có dưa củ kiệu thì sẽ là một thiếu sót lớn và như mất đi một thứ hương vị đặc trưng của ngày Tết cổ truyền. Hy vọng với các cách làm dưa kiệu ngày Tết giòn ngon nhất ở trên, các bạn có thể tự tay làm món dưa củ kiểu muối để chiêu đã cả gia đình nhé. Chúc các bạn thực hiện thành công!
>>> Xem thêm:
- Bí quyết muối dưa hành ngon đón Tết
- Cách muối hành tím ngon, chua ngọt, ăn chống ngán ngày Tết
- [Tổng hợp] Món ngon ngày Tết miền Nam dễ làm, ăn không ngán
- Cách làm củ cải ngâm nước mắm, nước tương giòn ngon cho ngày Tết
- 10 Món nhậu ngày Tết để đãi khách đơn giản, dễ làm, ngon khó cưỡng
Nếu bạn có nhu cầu mua các sản phẩm đồ gia dụng và đồ dùng nhà bếp để làm dưa kiệu thì bạn hãy truy cập website để đặt hàng online, hoặc bạn có thể liên hệ đặt mua trực tiếp các sản phẩm này tại:
Xem thêm
Cách làm canh hoa thiên lý nấu thịt bò thơm ngon, trị mất ngủ
Tự làm kẹo chanh gừng cực ngon và bắt mắt
Cách làm tương ớt ngon sạch tại nhà
Thạch đen là gì, làm từ gì? Cách làm thạch đen ngon tại nhà
Cách làm bề bề sốt me (rang me) chua ngọt cực ngon
Cách làm bánh trôi nhiều màu (7 màu) vừa ngon vừa đẹp
4 Cách nấu nước dùng ngon, trong veo, vị ngọt thanh
3 Cách làm tôm rang thịt đơn giản mà ngon cho cả nhà
2 Cách làm bầu xào tỏi thơm ngon, hấp dẫn ai ăn cũng mê