Tự sự là gì? Tác dụng và đặc điểm của văn bản tự sự
Tự sự là gì?
1.
Tự sự (hay còn được gọi là phương thức biểu đạt tự sự - văn kể chuyện) là phương thức tường thuật, trình bày lại một chuỗi các sự vật, hiện tượng đang diễn ra cho người nghe, người đọc bằng cách nói, viết hay vẽ. Những sự việc, hiện tượng này có thể liên kết và dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.
Tác dụng của tự sự
2.
Tự sự mang lại những tác dụng như:
- Giúp truyền tải thông tin và câu chuyện.
- Thể hiện được đặc điểm và tâm lý nhân vật.
- Truyền tải được thông điệp và ý nghĩa sâu sắc.
- Tạo kịch tính và cảm xúc cho nhân vật.
- Xây dựng bối cảnh tốt.
- Kết nối sự kiện và ý tưởng với nhau.
Đặc điểm của văn bản tự sự
3.
- Nhân vật: Là người thực hiện các sự việc và là người được thể hiện trong văn bản, đóng vai trò chủ yếu trong cách thể hiện tư tưởng của văn bản, nhân vật phụ chỉ giúp nhân vật chính hoạt động.
- Sự việc: Được trình bày một cách cụ thể: Sự việc xảy ra trong thời gian, địa điểm cụ thể, do nhân vật cụ thể thực hiện, có nguyên nhân, diễn biến và kết quả... Đồng thời, sự việc còn được sắp xếp theo một trật tự, diễn biến sao cho thể hiện được tư tưởng mà người kể muốn biểu đạt.
- Chủ đề: Mỗi câu chuyện đều mang một ý nghĩa xã hội nhất định, ý nghĩa này được toát lên từ những sự việc, cốt truyện. Mỗi văn bản tự sự thường có một chủ đề, cũng có văn bản có nhiều chủ đề, trong đó có một chủ đề chính.
- Lời văn tự sự: Chủ yếu là kể người và kể việc. Khi kể có thể giới thiệu về tên, tính tình, tài năng... của nhân vật. Khi kể thì kể hành động, việc làm, kết quả và sự thay đổi do các hành động ấy đem lại.
- Thứ tự kể: Có thể kể các sự việc liên tiếp nhau theo thứ tự tự nhiên, việc gì xảy ra trước thì kể trước, việc gì xảy ra sau thì kể sau, cho đến khi hết. Để gây bất ngờ, chú ý hay thể hiện tình cảm nhân vật thì có thể mang kết quả hay sự việc hiện tại kể ra trước rồi mới dùng cách kể bổ sung hoặc để nhân vật nhớ lại mà kể tiếp các việc xảy ra trước đó.
- Ngôi kể: Người đứng ra kể chuyện có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, với những ngôi kể khác nhau. Ngôi kể trong văn tự sự có thể là ngôi thứ nhất, bộc lộ được tâm tư tình cảm, suy nghĩ trực tiếp của nhân vật sâu sắc nhất. Bên cạnh đó, người kể có thể kể theo ngôi thứ ba sao cho thể hiện được sự khách quan với câu chuyện được kể. Dù người kể giấu mình nhưng lại có mặt khắp nơi trong văn bản.
Xem thêm
Danh từ chung là gì? Phân loại và ví dụ về danh từ chung
Dữ liệu là gì? Phân loại và vai trò của dữ liệu
Trợ từ là gì? Ví dụ, tác dụng và các trợ từ trong Tiếng Việt
So sánh là gì? Tác dụng của so sánh
Liệt kê là gì? Tác dụng của liệt kê và ví dụ
Vần liền là gì? Những bài thơ vần liền hay
Danh từ riêng là gì? Quy tắc viết hoa danh từ riêng
Nói quá là gì? Tác dụng và ví dụ về nói quá
Vần cách là gì? Ví dụ gieo vần cách