Tết Đoan Ngọ ăn gì, làm gì để may mắn?
Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 còn được biết đến với cái tên dân giã là Tết giết sâu bọ. Vậy Tết Đoan Ngọ ăn gì? Mùng 5 tháng 5 nên làm gì để giết sâu bọ? Mời bạn theo dõi bài viết này của chúng tôi để có được câu trả lời nhé.
Tết Đoan Ngọ ăn gì?
Vào Tết Đoan Ngọ, tùy từng địa phương, vùng miền mà người dân sẽ ăn những món khác nhau, trong đó phổ biến nhất là cơm rượu nếp, thịt vịt, bánh ú tro, chè trôi nước, trái cây (như vải, mận, xoài...) và chè kê.
Cơm rượu nếp
Theo quan niệm dân gian, cơm rượu nếp có vị nồng của cơm nếp hòa quyện với men cay của rượu sẽ có công dụng tiêu diệt những loại "sâu bọ" trong cơ thể (ý nói những loại ký sinh trùng có hại). Chính bởi vậy, cơm rượu nếp là một trong những món ăn không thể nào thiếu vào ngày 5 tháng 5.
Cơm rượu nếp ở các vùng cũng sẽ có sự khác nhau, ví dụ như ở miền Bắc thì hạt cơm rời còn ở miền Trung thì lại được ép thành khối còn miền Nam lại được vo thành các viên tròn.
Thịt vịt
Thịt vịt là một trong những món ăn không thể thiếu mỗi dịp Tết Đoan Ngọ ở miền Trung hay miền Nam. Thịt vịt có vị ngọt, tính mát, có tác dụng cân bằng phong huyết, âm dương, giải nhiệt cơ thể nên thường được chọn sử dụng vào ngày này. Bên cạnh đó, vào dịp 5/5, thịt vịt thường sẽ béo hơn, có vị ngon hơn và không còn mùi hôi khó chịu nên rất được các gia đình ưa chuộng.
Bánh ú tro
Bánh ú tro là món ăn không thể nào thiếu của người miền Trung, miền Nam mỗi dịp Tết Đoan Ngọ. Bánh được làm bằng gạo đã ngâm bởi nước tro được đốt bằng các loại củi hay rơm khô và gói trong lá chuối. Bánh có thể có nhân đậu xanh hoặc không nhân.
Theo quan niệm dân gian, bánh ú tro có vị thanh mát sẽ có tác dụng giải nhiệt cho cơ thể, giúp tiêu trừ bệnh tật trong người nên rất thích hợp để sử dụng vào ngày Tết giết sâu bọ.
Trái cây theo mùa
Những loại trái cây theo mùa cũng không thể nào thiếu vào dịp Tết Đoan Ngọ. Người xưa thường quan niệm rằng, lũ sâu bọ trong cơ thể khi bị "chuốc say" bởi rượu nếp, chúng sẽ chết nhanh hơn nếu ta ăn những loại trái cây theo mùa này. Các loại quả được sử dụng vào ngày Tết giết sâu bọ phải kể tới như quả mận Bắc, quả vải, xoài, dưa hấu...
Chè trôi nước
Nếu người miền Bắc hay ăn món này vào dịp Tết Hàn Thực thì người miền Nam lại ăn nó vào ngày Tết Đoan Ngọ. Theo quan niệm dân gian, vì chè trôi nước cũng được làm từ gạo nếp nên nó cũng có tác dụng diệt sâu bọ rất tốt.
Chè kê
Chè kê thường được người dân xứ Huế ăn vào dịp Tết Đoan Ngọ. Nguyên liệu chính của chè kê gồm hạt kê, đậu xanh và đường. Khi ăn chè kê, người ta sẽ kết hợp với bánh tráng mè.
Bánh tráng mè giòn giòn, kết hợp cùng với vị ngọt ngào, dẻo thơm của chè kê khiến nhiều người ăn một lần là nghiền. Chè kê thanh mát nên rất thích hợp để thưởng thức vào mùa hè.
Tết Đoan Ngọ nên làm gì để may mắn?
Bên cạnh việc ăn một số món ăn truyền thống thì bạn cũng có thể thực hiện một vài việc sau đây để có thể tiêu diệt lũ sâu bọ đáng ghét vào dịp 5/5 nhé.
- Tiến hành cúng lễ gia tiên: Đây là việc làm quan trọng, không thể nào thiếu vào dịp Tết Đoan Ngọ. Mâm cũng gia tiên được chuẩn bị tùy theo hoàn cảnh, phong tục của từng gia đình, địa phương, cũng không nên quá bày vẽ nhưng cần có các món ăn đặc trưng để thể hiện sự thành kính với các bậc bề trên. Xem chi tiết: Cách cúng Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 như thế nào?
- Tắm sớm: Quan niệm dân gian cho rằng, vào ngày 5/5, bạn cần dậy sớm trước khi mặt trời mọc rồi tắm rửa sạch sẽ thì rôm sảy trên người sẽ được tiêu trừ hết.
- Ăn cơm rượu nếp và một số món ăn truyền thống khác: Sau khi tắm rửa sạch sẽ, bạn nên ăn một chút cơm rượu nếp để chuốc say lũ sâu bọ trong cơ thể, sau đó bạn có thể thưởng thức những món ăn khác đã được nếu ở phần bên trên của bài viết.
- Bôi vôi cho trẻ em: Trước đây, một số địa phương thường có tục lệ bôi vôi ăn trầu vào rốn, trán, thóp của trẻ em với ý nghĩa trừ tà ma, tiêu diệt bệnh tật.
- Bắc chảo rang trên bếp: Nhiều gia đình vùng nông thôn Bắc Bộ, Trung Bộ thường sẽ bắc một chiếc chảo trên bếp rồi vừa lấy đũa đảo vừa đọc "rang muối, rang kiến". Đây là việc làm thể hiện mong muốn loại bỏ các loại côn trùng, sâu bệnh trong nhà để chúng không phá hoại của cải, đồ đạc trong nhà.
- Hái lá thuốc: Trước đây, người Việt thường hái lá thuốc vào giờ Ngọ. Đây là thời điểm dương khí tốt nhất trong năm và người Việt xưa tin rằng lá thuốc được hái vào giờ này sẽ có công hiệu tốt nhất.
Những điều kiêng kị trong Tết Đoan Ngọ
Nhiều người quan niệm rằng, vào Tết Đoan Ngọ, chúng ta không nên để rơi hoặc làm mất tiền, không để giày dép lộn xộn, không dừng chân ở nơi có nhiều âm khí, tránh mua đồ lưu niệm, không nên đi thăm quan du lịch (đặc biệt là những nơi có lăng tẩm, địa đạo), không đặt chân xuống đất ngay khi vừa mới ngủ dậy, không soi gương vào 12 giờ đêm...
- Không làm rơi, mất tiền: Mất tiền vào Tết Đoan Ngọ tức là rơi mất tài lộc. Vì vậy, bạn nên cẩn thận, đi đâu cũng cần cẩn thận, bảo quản tiền bạc của mình cho tốt.
- Không để giày dép lộn xộn: Trong tiếng Trung, từ "giày dép" phát âm gần giống với "tà" (trong "tà khí"). Do đó, người ta cho rằng để giày dép lộn xộn thường mang đến điều chẳng lành. Khi sắp xếp giày dép, bạn nên để mũi giày quay ra phía bên ngoài, vì người Việt xưa quan niệm rằng để mũi giày dép quay vào trong nhà chính là dẫn dụ tà ma.
- Không dừng chân ở nơi âm u: Những nơi âm u, nhiều tà khi như nơi tổ chức tang lễ, nghĩa trang thường không tốt cho sức khỏe. Trong khi đó, Tết Đoan Ngọ là dịp để "diệt trừ sâu bọ, nâng cao sức khỏe". Vì vậy, bạn không nên dừng chân ở nơi âm u vào Tết Đoan Ngọ.
- Không mua đồ lưu niệm: Người xưa quan niệm rằng mọi vật đều có linh tính. Nếu bạn mua phải đồ lưu niệm có linh khí không tốt sẽ gặp xui xẻo và ngược lại. Chính vì thế, vào Tết Đoan Ngọ, tốt nhất bạn không nên mua đồ lưu niệm.
- Không đi du lịch, nhất là ở nơi có lăng tẩm, địa đạo: Tết Đoan Ngọ cần tránh hao tốn tiền của, trong khi đi du lịch lại tiêu tốn rất nhiều. Ngoài ra, nếu đi du lịch ở nơi có lăng tẩm, địa đạo, bạn rất dễ gặp phải năng lượng tiêu cực. Nếu nhất định phải đi du lịch vào Tết Đoan Ngọ, bạn nên đi trước 3 giờ chiều nhé.
- Không soi gương vào lúc 12h đêm: Từ 12 giờ đêm trở đi là thời điểm âm giới hoạt động mạnh nhất. Nếu bạn soi gương hoặc chụp ảnh vào thời gian này sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Khi vừa mới ngủ dậy, không đặt chân ngay xuống đất: Vào Tết Đoan Ngọ, khi mới ngủ dậy, bạn cần súc miệng 3 lần cho sạch, ăn một quả trứng vịt luộc, xuống giường, uống một ít rượu hoặc ăn một bát cơm rượu, tiếp đó ăn trái cây để giệt sạch sâu bọ.
Hi vọng rằng những chia sẻ trên đây của chúng tôi đa giúp bạn biết được Tết Đoan Ngọ ăn gì, mùng 5 tháng 5 nên làm gì để giết sâu bọ. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
Đừng quên thường xuyên truy cập website VnAsk để cập nhật nhiều thông tin hữu ích bạn nhé.
>> Tham khảo thêm:
- Lời chúc Tết Đoan Ngọ hay, những câu chúc mừng Tết Đoan Ngọ ý nghĩa
- Hình ảnh chúc Tết Đoan Ngọ đẹp kèm lời chúc hay, ý nghĩa
- Lịch sử, nguồn gốc và phong tục Tết Đoan Ngọ
- 6 bài thơ hay về Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5
- Văn khấn Tết Đoan Ngọ, bài cúng Tết Đoan Ngọ ngoài sân, trong nhà
- [Tìm hiểu] Tết Đoan Ngọ tiếng Anh là gì?
Xem thêm
Mâm cúng Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 gồm có những gì?
Lời chúc Tết Đoan Ngọ hay cho người thân, bạn bè, người yêu
Stt Tết Đoan Ngọ hay, cap mùng 5 tháng 5 hài hước
Tết Đoan Ngọ cúng gì? Ở bàn thờ nào?
Tết Đoan Ngọ 2024 là ngày nào? Vào thứ mấy?
Các bước tiến hành lễ động thổ xây dựng
Diễn văn khai mạc đại hội Người cao tuổi
Bài phát biểu tiễn tân binh lên đường nhập ngũ
Văn khấn cúng giỗ Tổ ngành Xây dựng